Các hình thức bạo lực gia đình: nhận biết và đối phó hiệu quả
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Các hình thức bạo lực gia đình: nhận biết và đối phó hiệu quả

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blogCác hình thức bạo lực gia đình, nhận diện, và biện pháp phòng chống hiệu quả. Cùng Askany tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

    Các hình thức bạo lực gia đình được chia thành 4 nhóm chính: bạo lực về thân thể, bạo lực kinh tế, bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục. Dù ở bất cứ hình thức nào, các hành vi ngược đãi này cũng đáng bị lên án và cần có biện pháp đối phó kịp thời. Cứ 3 người phụ nữ thì lại có 1 người gặp tình trạng bạo lực gia đình, bất kể công việc và tình hình tài chính của họ. Tham khảo ngay bài viết sau đây của Askany để nâng cao nhận thức về bạo lực gia đình và biết cách phòng chống, hỗ trợ kịp thời cho nạn nhân.

    Khái niệm bạo lực gia đình

    Theo Khoản 1 Điều 2 của Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2022, bạo lực gia đình được định nghĩa là hành vi cố ý của một thành viên trong gia đình nhằm gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại về tinh thần, thể chất, tình dục hoặc kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.

    Các hình thức bạo lực gia đình phổ biến

    Dưới đây là 4 hình thức bạo lực gia đình phổ biến và các hành vi bạo hành đi kèm theo nó:

    Cách nhận diện bạo lực gia đình và các hình thức của nó
    Cách nhận diện bạo lực gia đình và các hình thức của nó

    Bạo lực thân thể

    Bạo lực gia đình bao gồm nhiều hình thức khác nhau, trong đó bạo lực thể chất là những hành vi cố ý gây ra thương tích trên cơ thể hoặc xâm hại tính mạng của nạn nhân. Loại bạo lực này thường dễ nhận biết nhất bởi nó thường để lại dấu vết trên cơ thể nạn nhân.

    Một số hành vi bạo lực thể xác dễ nhận biết như:

    • Xô đẩy, giật kéo, quăng ném, đánh, đấm, bó cổ, đá, tát,..
    • Dùng hung khí như: gậy, dao, kéo, hoăc que gỗ,.. để hủy hoại hoặc làm biến dạng bộ phận cơ thể
    • Không cho mặc quần áo để nạn nhân bị rét, không cho ăn uống nghỉ ngơi
    • Gây thương tích trên cơ thể nạn nhân hoặc cố ý giết người bằng các hành vi đầu độc, đốt, đâm chém,..

    Xem thêm: Bạo hành bằng lời nói là gì và cách vượt qua nó

    Bạo lực kinh tế

    Bạo lực kinh tế là hành vi kiểm soát tài chính trong gia đình, khiến người khác phụ thuộc vào mình về mặt tài chính hoặc chiếm đoạt thu nhập hợp pháp của họ. Hành vi này cũng bao gồm việc ngăn cấm sử dụng tài sản chung hoặc buộc thành viên gia đình làm việc quá sức và đóng góp tài chính vượt khả năng. Ngoài ra, nó còn liên quan đến việc hủy hoại tài sản của thành viên khác hoặc tài sản chung của gia đình. Nạn nhân của bạo lực kinh tế thường là phụ nữ, người vợ trong nhà.

    Một số hành vi bạo lực kinh tế dễ dàng nhận biết như:

    • Tịch thu tiền và tài sản khiến nạn nhân phải cầu xin khi cần
    • Kiểm soát toàn bộ tài sản và tiền bạc để tạo sự phụ thuộc tài chính
    • Ngăn không cho sử dụng tài sản chung của gia đình.
    • Chiếm đoạt, phá hủy hoặc làm hư hỏng tài sản riêng của nạn nhân hay tài sản chung của vợ chồng
    • Buộc nạn nhân đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ.
    • Có hành vi trái pháp luật, buộc nạn nhân rời khỏi nhà.

    Bạo lực tình dục

    Bạo lực tình dục là hành vi dùng sức mạnh hoặc đe dọa để buộc người khác phải quan hệ tình dục (dù việc quan hệ có xảy ra hay không).

    Một số hành vi bạo lực tình dục bao gồm:

    • Ép nạn nhân quan hệ tình dục với những người khác để đổi lấy tiền.
    • Hiếp dâm hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục thông qua đe dọa hoặc kiểm soát;
    • Dùng hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn;
    • Dùng công cụ để gây tổn thương cho bộ phận sinh dục của nạn nhân;
    • Dùng lời lẽ khiêu dâm hoặc hành động cưỡng ép khiến nạn nhân cảm thấy bị làm nhục;
    • Buộc nạn nhân phải chứng kiến hoạt động tình dục;
    • Cưỡng ép kết hôn hoặc ly hôn.

    Bạo lực tinh thần

    Bạo lực tinh thần là những hành vi làm tổn thương tâm lý và sức khỏe tinh thần của người khác. Loại bạo lực này khó nhận diện hơn so với bạo lực thể xác.

    Một số hành vi bạo lực tinh thần phổ biến bao gồm:

    • Chửi mắng, lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc nhân phẩm người khác
    • Có hành vi kiểm soát người khác bằng cách ngăn cản họ tham gia các hoạt động xã hội hoặc đời sống riêng tư
    • Đe dọa sẽ phát tán thông tin tiêu cực về đời tư, phát tán tờ rơi, cưỡng ép lột bỏ quần áo trước mặt người khác,….
    • Cấm đoán việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong gia đình như nghĩa vụ chăm sóc con cái/người thân, tham gia hoạt động xã hội, quyền tự quyết định, quyền giao tiếp tự do với người khác,...
    • Nhốt hoặc cô lập nạn nhân, không cho họ tiếp xúc với ai.
    • Tạo áp lực tâm lý thường xuyên, quấy rối hoặc gây rối loạn tinh thần nghiêm trọng.
    • Cưỡng ép kết hôn, tảo hôn hoặc cản trở việc kết hôn tự nguyện.
    • Ghen tuông thái quá, theo dõi và ngăn cản các mối quan hệ xung quanh.
    • Phớt lờ cảm xúc, thiếu quan tâm và đối xử lạnh nhạt để gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý cho nạn nhân.

    Bạo lực tinh thần có thể khó nhận diện vì tổn thương không rõ ràng như bạo lực thể xác. Để xác định bạo lực tinh thần, bạn cần xem xét rõ mối quan hệ quyền lực và sự kiểm soát giữa người gây ra bạo lực và nạn nhân cũng như các tác động của hành vi đó.

    Nên làm gì khi bị bạo lực gia đình?

    Các biện pháp can thiệp hiệu quả
    Các biện pháp can thiệp hiệu quả

    Các hình thức bạo lực gia đình là một vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết một cách toàn diện. Bạn có thể tham khảo một số phương án xử lý như sau nếu như bản thân mình là nhận nhân hoặc chứng kiến nạn nhân của bạo lực gia đình

    Biện pháp tâm lý

    Dù là bất kể dưới hình thức bạo lực gia đình nào, nạn nhân cũng sẽ trải qua những chấn thương tâm lý đáng kể. Do vậy họ rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những tổn thương và phục hồi tâm trạng, tái hòa nhập với mọi người và xây dựng lại cuộc sống mới.

    Hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình hàng đầu trên Askany, bằng các liệu pháp trò chuyện (talk therapy), họ sẽ giúp bạn vượt qua các cảm xúc tiêu cực như: sợ hãi, tức giận, trầm cảm,... mà mình đã và đang trải qua.

    Biện pháp pháp lý

    Bạn có thể liên hệ đường dây nóng của các tổ chức xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ,.. hoặc báo cáo với cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương để được bảo vệ và can thiệp kịp thời. Nếu bạn đang bị đe dọa trực tiếp, hãy gọi số điện thoại khẩn cấp 113. Người gây bạo lực có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi mà họ gây ra.

    Bạn cũng nên lập cho mình những kế hoạch an toàn chẳng hạn như chuẩn bị một túi nhỏ gồm các giấy tờ quan trọng, tiền mặt, quần áo, thuốc men... để sẵn sàng rời đi khi cần thiết và tìm được cho mình một nơi trú ẩn an toàn nếu tình trạng bạo lực tiếp tục tái diễn. Hãy nhớ, bạn có quyền được sống trong một môi trường an toàn và không bị bạo hành, việc trì hoãn có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn và pháp luật sẽ luôn luôn bảo vệ quyền lợi của bạn.

    Đó là toàn bộ thông tin về các hình thức bạo lực gia đình, cách nhận diện cũng như phòng chống hiệu quả cho nạn nhân. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải tình huống này, đừng ngần ngại tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý và cơ quan pháp lý sớm nhất có thể.