Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Nguyên nhân và cách xử lý

  • blog
    Kim Nguyễnblog
  • blogBạn lo lắng và muốn biết trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Xem ngay để biết các phương pháp giúp trẻ ngừng khóc và khi nào thì cần đưa trẻ đến bác sĩ.

    Liệu trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không? Đây là câu hỏi mà hầu hết các bậc phụ huynh đều trăn trở khi con yêu liên tục quấy khóc. Việc trẻ sơ sinh khóc là điều hết sức bình thường, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và kèm theo các dấu hiệu bất thường, các mẹ cần đặc biệt lưu ý. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc nhiều, cũng như những cách để dỗ dành và chăm sóc bé hiệu quả.

    Tìm hiểu hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh

    Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là khi trẻ khóc lớn, thường đi kèm với các cử động tay chân hoặc cả cơ thể. Tình trạng này thường bắt đầu từ khoảng 2 đến 3 tuần tuổi, đạt đỉnh vào khoảng 6 tuần và giảm dần sau 3 đến 4 tháng.

    Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là khi trẻ khóc lớn, thường đi kèm với các cử động tay chân hoặc cả cơ thể
    Hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh là khi trẻ khóc lớn, thường đi kèm với các cử động tay chân hoặc cả cơ thể

    Trẻ sơ sinh mắc hội chứng này thường quấy khóc từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày. Thời gian quấy khóc thường xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước giờ ngủ. Sự quấy khóc có thể giảm bớt khi sử dụng các phương pháp như ẵm bồng, ôm ấp, hoặc cho bé bú.

    Vì sao trẻ sơ sinh khóc nhiều?

    Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều vẫn chưa được xác định chính xác vì mỗi bé có thể gặp những vấn đề khác nhau. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng này có thể liên quan đến dị ứng, không dung nạp lactose, sự thay đổi trong hệ vi sinh vật tiêu hóa, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện, v.v…

    Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây quấy khóc ở trẻ sơ sinh:

    • Đói bụng: Đây là lý do đầu tiên mà cha mẹ thường nghĩ đến khi thấy bé quấy khóc. Trẻ có thể thể hiện cơn đói bằng cách khóc nhiều và miệng nhóp nhép.
    • Tã đầy: Nếu tã hoặc bỉm bị ướt hoặc đầy, trẻ có thể quấy khóc để thông báo việc cần thay tã. Khi thấy bé khóc, bạn hãy kiểm tra và thay tã ngay nếu cần.
    • Buồn ngủ: Trẻ mệt mỏi và buồn ngủ có thể quấy khóc, thường xảy ra khi bé quá mệt.
    • Nếu mẹ uống quá nhiều cà phê, caffeine có thể gây kích thích và làm bé khó ngủ. Trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên hạn chế uống các thức uống có caffeine.
    • Trẻ sơ sinh nhạy cảm với nhiệt độ của môi trường xung quanh. Khi quá lạnh hoặc quá nóng, bé có thể phản ứng bằng cách quấy khóc. Bạn cần chú ý điều chỉnh nhiệt độ và giữ cho bé cảm thấy thoải mái.
    • Mọc răng: Quá trình mọc răng có thể làm bé đau đớn và khiến bé quấy khóc. Mỗi bé có mức độ đau khác nhau. Bạn cần kiểm tra nướu của bé để xác định xem có phải bé khóc do chuẩn bị mọc răng hay không.
    • Trẻ sơ sinh cần sự âu yếm và cảm giác an toàn. Khóc có thể là cách bé bày tỏ mong muốn được ôm ấp và yêu thương.
    Một số nguyên nhân phổ biến gây quấy khóc ở trẻ sơ sinh: đói bụng, trẻ đau, khó chịu,...
    Một số nguyên nhân phổ biến gây quấy khóc ở trẻ sơ sinh: đói bụng, trẻ đau, khó chịu,...

    Ngoài những nguyên nhân trên, colic (khóc dạ đề) cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ khóc nhiều trong những tháng đầu đời. Khóc dạ đề thường xảy ra hơn 3 giờ mỗi ngày và có thể giảm sau 3-4 tháng tuổi.

    Trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không?

    Khi trẻ sơ sinh khóc nhiều thường không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, đôi khi tiếng khóc có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe. Do đó cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể giúp bé được chăm sóc tốt hơn.

    Cha mẹ cần chú ý các biểu hiện bất thường của bé
    Cha mẹ cần chú ý các biểu hiện bất thường của bé

    Trước tiên, hãy giữ bình tĩnh để lắng nghe và hiểu thông điệp từ bé. Như vậy sẽ giúp cha mẹ dễ dàng nhận diện nguyên nhân cơn khóc và tìm ra cách giải quyết phù hợp. Bế bé và nhìn vào mắt có thể giúp làm dịu cơn khóc của bé.

    Tuy nhiên, nếu trẻ khóc liên tục và có những dấu hiệu bất thường, bạn nên cân nhắc việc đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Một số dấu hiệu giúp bạn biết khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ:

    • Bé khóc nhiều đi kèm với nôn mửa.
    • Bé gào khóc khi được chạm vào, di chuyển, hoặc bế lên.
    • Bé khóc liên tục hơn 2 giờ và không thể được dỗ dành.
    • Bé có biểu hiện mệt mỏi hoặc yếu ớt rõ rệt.

    Các phương pháp giúp trẻ bớt khóc

    Khi bé khóc nhiều, đặc biệt là quấy khóc liên tục, bố mẹ không nên quá lo lắng mà cần kiên nhẫn, bình tĩnh để tìm hiểu nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp. Dưới đây là những phương pháp bạn có thể làm để giúp bé thoải mái và bớt quấy khóc:

    Đáp ứng nhu cầu cơ bản của bé

    Đảm bảo bé bú đúng giờ và không quá thường xuyên, khoảng từ 2-3 giờ mỗi lần. Tránh việc cho bé bú liên tục mỗi khi bé khóc vì có thể bé không phải khóc vì đói mà do đầy hơi.

    Mẹ cần để ý phản ứng của bé: khi bé quay đầu đi hoặc không còn mút nữa, đó là dấu hiệu bé đã no. Nếu mẹ đang cho bé bú, cần hạn chế tiêu thụ caffeine như cà phê, trà, và đồ uống tăng lực, vì chất này có thể gây kích thích và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé.

    Sau khi cho bú, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm lên vai và vỗ nhẹ vào lưng để giúp bé ợ hơi, giúp giảm lượng khí tích tụ trong dạ dày bé, ngăn ngừa cảm giác đầy hơi và khó chịu.

    Nếu bé ngủ quá nhiều vào ban ngày, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé sau giấc ngủ trưa kéo dài hơn 2 giờ. Hãy dành thời gian chơi với bé hoặc cho bé ăn nếu bé đói. Như vậy sẽ giúp điều chỉnh lịch sinh học của bé, làm giảm tình trạng thức đêm và giúp bé có giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm.

    An ủi và vỗ về bé

    Hãy an ủi và vỗ về bé
    Hãy an ủi và vỗ về bé
    • Ôm ấp và vuốt ve: Gần gũi với bé bằng cách ôm ấp, vuốt ve nhẹ nhàng để bé cảm nhận được sự an toàn và yêu thương từ mẹ. Bạn có thể massage nhẹ nhàng cơ thể bé, đặc biệt là vùng bụng, lưng, chân tay để giúp bé thư giãn và thoải mái hơn.
    • Đặt bé nằm sấp và vỗ lưng: Đối với những bé đã biết lật (thường từ 4-5 tháng tuổi trở lên), bạn có thể đặt bé nằm sấp và vỗ nhẹ vào lưng, giúp giảm áp lực lên vùng bụng và giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

    Bế bé, tắm cho bé bằng nước ấm

    Khi còn trong bụng mẹ, bé đã quen với nhịp điệu của nhịp tim và những chuyển động nhẹ nhàng. Vì vậy, bế bé và đung đưa theo nhịp sẽ giúp tái tạo lại cảm giác này, khiến bé cảm thấy an toàn và dễ chịu hơn. Việc này còn giúp thư giãn cơ bắp của bé, giảm căng thẳng và giúp bé dễ ngủ hơn.

    Bế bé, tắm cho bé bằng nước ấm
    Bế bé, tắm cho bé bằng nước ấm

    Tắm cho bé bằng nước ấm có thể làm dịu các cơ bắp, giảm căng thẳng và mang lại cảm giác thư giãn cho bé. Một cơ thể sạch sẽ, thoải mái cũng giúp bé ngủ ngon hơn và ít quấy khóc.

    Giảm các kích thích từ môi trường

    Hãy quấn bé trong chăn mềm, giúp bé cảm nhận được sự ấm áp và an toàn, giống như khi còn trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, hãy tạo ra một không gian yên tĩnh, nhẹ nhàng với ánh sáng dịu để bé dễ ngủ. Ánh sáng quá mạnh hoặc tiếng ồn lớn có thể làm kích thích hệ thần kinh non nớt của bé, khiến bé khó ngủ hoặc giật mình thức giấc, dẫn đến quấy khóc.

    Xoa dịu bé bằng âm nhạc và giọng hát của mẹ

    Âm thanh nhẹ nhàng từ nhạc cổ điển hoặc tiếng động từ thiên nhiên như tiếng sóng biển, tiếng mưa rơi, tiếng chim hót thường rất hiệu quả trong việc giúp bé thư giãn. Những giai điệu không lời, nhẹ nhàng có thể tạo cảm giác bình yên, giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ. Giọng hát dịu dàng, ấm áp của mẹ là âm thanh quen thuộc và an toàn nhất với bé. Bạn có thể hát những bài hát ru truyền thống hoặc tự sáng tác những giai điệu riêng cho bé.

    Với những thông tin được chia sẻ trong bài viết, hi vọng bạn đã có đáp án cho câu hỏi trẻ sơ sinh khóc nhiều có sao không. Nuôi con là hành trình đầy thử thách, đặc biệt là khi bé quấy khóc nhiều. Nếu cảm thấy căng thẳng, mẹ hãy nhờ người thân, bạn bè giúp đỡ để có thể nghỉ ngơi, đi dạo, ngồi thiền hoặc gọi điện trò chuyện với ai đó. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn hoặc gặp khó khăn, áp lực tâm lý trong việc chăm sóc con, đừng ngần ngại tìm kiếm sự tư vấn của chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany. Hãy trò chuyện trực tiếp với các chuyên gia tâm lý trên ứng dụng Askany để nhận được sự tư vấn kịp thời và chính xác nhất.