Mentor là gì? Có thể hiểu đơn giản đây chính là một người thầy hay người dẫn đường dày dặn kinh nghiệm, giúp bạn phát triển bản thân và phát triển trong lĩnh vực bạn đang theo đuổi. Có một Mentor cá nhân đồng hành, nghĩa là bạn đã thành công được một nửa. Tuy nhiên không dễ dàng gì để tìm được cho mình một người dẫn đường đáng tin cậy. Bài viết dưới đây của Askany sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về khái niệm, vai trò, lợi ích cho đến cách tìm kiếm Mentor hiệu quả.
Mentor là gì?
Mentor (hay còn gọi là người cố vấn) là một người có kinh nghiệm, kiến thức và hiểu biết sâu rộng trong một lĩnh vực hoặc khía cạnh nào đó của cuộc sống. Họ đóng vai trò hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ người khác, đặc biệt là những người ít kinh nghiệm hơn, trong việc phát triển cá nhân và nghề nghiệp.
Mentor thường dành thời gian để thấu hiểu những người được họ hướng dẫn (mentee). Giúp họ giải quyết vấn đề, cải thiện bản thân và đạt được mục tiêu của mình. Mối quan hệ giữa mentor và mentee thường dựa trên sự tin tưởng, tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau.
Mô tả công việc của mentor
Nhiệm vụ của Mentor là hướng dẫn, hỗ trợ và truyền cảm hứng để mentee phát triển. Cụ thể công việc của họ như sau:
Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm: Mentor lắng nghe mentee chia sẻ những khó khăn, vướng mắc họ gặp phải trong quá trình học tập, làm việc. Họ sẽ cùng mentee phân tích vấn đề, tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.
Truyền cảm hứng và động viên: Một mentor xuất sắc phải làm sao để truyền năng lượng tích cực, sự lạc quan và tinh thần ham học hỏi cho học viên của mình. Lời khen ngợi, động viên chân thành từ “sư phụ” sẽ giúp người được hướng dẫn tự tin hơn và quyết tâm theo đuổi đam mê đến cùng.
Định hướng sự nghiệp: Mentor có thể giúp mentee xác định mục tiêu nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích của bản thân. Ngoài ra, người cố vấn cũng có thể giới thiệu những cơ hội học tập, làm việc và phát triển cho người được cố vấn.
Xây dựng mối quan hệ: Mentor sẽ là người tạo dựng mối quan hệ, giao tiếp cởi mở với mentee của mình. Mối quan hệ này được xây dựng dựa trên những giá trị chung, sự tôn trọng lẫn nhau và mong muốn hỗ trợ mentee phát triển. Nếu giá trị giữa người cố vấn và người được hỗ trợ khác nhau thì họ khó lòng mà hợp tác được.
Kỹ năng và phẩm chất của một mentor tốt là gì?
Sau đây là một số kỹ năng và phẩm chất thiết yếu của một mentor tốt mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy:
- Niềm đam mê hỗ trợ và truyền cảm hứng cho người khác: Đây chính là một điểm cộng sáng giá khi bạn tìm kiếm một người mentor cho mình
- Kiến thức chuyên môn sâu rộng: Người cố vấn đáng tin cậy phải là người có kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn cao. Có như vậy thì họ mới có thể định hướng và cho bạn được những lời khuyên có giá trị.
- Kỹ năng giao tiếp và xây dựng mối quan hệ: Đây là yếu tố quan trọng tiếp theo để đánh giá nhà tư vấn. Mối quan hệ Mentor - Mentee phải dựa trên sự tin tưởng và liên kết chặt chẽ với nhau thì mới dễ dàng trao đổi và làm việc được.
- Khuyến khích và động viên người được cố vấn trong các buổi gặp mặt. Ngoài ra, mentor cũng cần có kỹ năng lắng nghe tích cực, thấu hiểu và tư duy phản biện tốt.
- Cam kết hỗ trợ lâu dài: Mentoring là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự cam kết và kiên nhẫn từ cả hai phía. Dù quá trình này có thể khó khăn nhưng hãy đảm bảo bạn có sự cam kết, vì nó sẽ tạo dựng niềm tin cho bạn.
- Hỗ trợ mentee xác định mục tiêu sẽ giúp cho người được cố vấn nhìn nhận lại bản thân dưới góc độ khách quan, từ đó dễ dàng phát hiện ra được các mục tiêu quan trọng.
- Mentor cần phải cởi mở và trung thực để đưa ra những nhận xét và lời khuyên đúng đắn nhất.
Ngoài ra, bạn cũng nên chọn mentor có nhiều thời gian hoặc có khả năng sắp xếp thời gian tốt để có thể gặp gỡ, mentoring cho bạn mà không bị gián đoạn bởi những công việc khác.
Sự khác nhau giữa Mentoring và Coaching
Mentoring và Coaching là hai phương pháp hỗ trợ phát triển cá nhân (Personal Development) và phát triển nghề nghiệp (Career Development) được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, hai phương pháp này có những điểm khác biệt nhất định. Dưới đây là điểm khác nhau cơ bản giữa Mentoring và Coaching mà bạn cần biết
Mentoring | Coaching |
– Mentoring tập trung vào sự phát triển, hỗ trợ cá nhân/doanh nghiệp dài hạn. – Thời gian mentoring thường linh động hơn, có thể kéo dài trong vài tiếng, vài buổi, 6 tháng đến 1 năm, hay thậm chí là vài chục năm. – Mentor có thể là người có kinh nghiệm hoặc có chuyên môn trong lĩnh vực mà mentee quan tâm. – Mentoring mang tính trực tiếp nhiều hơn vì mentor sẽ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và lời khuyên với mentee của mình. – Mentoring thường không cần có một cấu trúc cụ thể. Mục tiêu và chương trình được điều chỉnh linh hoạt theo nhu cầu của từng mentee. - Mentor có thể giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ trong công việc, kết nối bạn với những người có kinh nghiệm và uy tín trong cùng lĩnh vực - Mentor có thể tư vấn 1:1 giúp mentee nhận ra điểm mạnh yếu của bản thân - Mentor tốt có thể giúp tăng cường sự gắn kết của nhân viên với tổ chức và giảm tỷ lệ nghỉ việc. | – Coaching tập trung vào đào tạo, cải thiện hiệu suất công việc. – Coaching thường diễn ra trong thời gian ngắn hạn, có thể là những cuộc hội thoại trong 5 – 10 phút. – Có yêu cầu nhất định về kiến thức và kỹ năng của coacher khi họ thực hiện huấn luyện. – Coaching không mang tính trực tiếp vì coacher chỉ là người đặt câu hỏi, tạo môi trường để học viên tự suy ngẫm và tự tìm ra giải pháp cho bản thân. – Coaching thường có một cấu trúc, lộ trình chung chung cho tất cả học viên. Hiệu quả của buổi học còn tùy thuộc vào khả năng tiếp thu của mỗi người. |
Các loại hình mentor phổ biến
Hiện nay, có 6 phương pháp mentoring phổ biến, bao gồm:
Mentoring 1:1
Mentoring 1:1 (One-on-one mentoring) là hình thức cố vấn truyền thống và phổ biến nhất. Trong mô hình này, chỉ có một mentor và một mentee tham gia. Mentor thường là người có kinh nghiệm phong phú, chuyên môn vững vàng hoặc giữ vị trí cao hơn trong công việc so với mentee.
Đối tượng tham gia (mentee) thường là cố vấn cấp cao của doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực mình theo đuổi.
Group Mentoring (Mentoring nhóm)
Mentoring theo nhóm, hay group mentoring, là hình thức trong đó một hoặc nhiều mentor làm việc với một nhóm nhiều mentee. Hình thức này thường được áp dụng tại các trường học hoặc trong các chương trình phát triển, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp cho giới trẻ vì thực hiện mentoring 1:1 đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực.
Đối tượng tham gia có thể là một team trong công ty, nhóm marketing hoặc nhóm khởi nghiệp muốn mở rộng network và xây dựng mối quan hệ.
Peer mentoring (Mentoring đồng cấp)
Peer mentoring, hay mentoring đồng cấp, diễn ra giữa những người có cùng vị trí công việc, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn. Họ tập hợp lại để hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển kỹ năng và kiến thức. Peer mentoring đều có thể được thực hiện dưới dạng 1:1 hoặc theo nhóm.
Mentoring online (Mentoring trực tuyến)
Nhờ sự phát triển của công nghệ, mentoring giờ đây không nhất thiết phải diễn ra theo hình thức offline. Bạn có thể tham gia mentoring trực tuyến (hay còn gọi là Distance/E-mentoring) thông qua ứng dụng Askany. Ứng dụng này sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng và học từ các mentor đa lĩnh vực từ khởi nghiệp, kinh doanh, đầu tư, giáo dục, Digital Marketing, Data Analyst, SEO, Coding cho đến mentor sức khỏe.
Reverse mentoring (Mentoring đảo ngược)
Mentoring đảo ngược (reverse mentoring) là hình thức mentoring mà người ít kinh nghiệm hoặc ở vị trí thấp hơn sẽ hướng dẫn cho người ở vị trí cao hơn. Khác với mentoring truyền thống, hình thức này thường được áp dụng khi người trẻ có hiểu biết sâu về công nghệ hoặc xu hướng mới hướng dẫn cho những người chưa nắm bắt được những kiến thức này.
Speed Mentoring (Mentoring tốc độ)
Mentoring tốc độ là hình thức mentoring diễn ra trong thời gian ngắn, thường là một phần của hội thảo. Trong mô hình này, mentee lần lượt gặp gỡ các mentor và đặt câu hỏi để nhận được lời khuyên và hướng dẫn từ họ.
Tại sao bạn nên có cho mình một mentor?
Vì sao bạn cần mentor? Mentor giúp bạn phát triển và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Một mentor giỏi sẽ hỗ trợ bạn làm việc hiệu quả, học được kỹ năng mới, xây dựng sự tự tin và đưa ra quyết định đúng đắn hơn trên con đường phát triển sự nghiệp. Họ dẫn dắt bạn trong bóng tối, tránh cho bạn bị “lạc đường”.
Sẽ rất mất thời gian và công sức để bạn tự nhận ra những sai lầm và tìm cách vượt qua thử thách. Bởi vì bạn còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức và chiến lược. Lúc này, một người mentor giỏi là tất cả những gì bạn cần và họ có thể giải đáp tất cả những “dấu hỏi chấm to đùng” trong đầu bạn.
Lương của Mentor là bao nhiêu?
Theo VietnamWorks.com, mức lương trung bình của Mentor tại Việt Nam dao động từ 525 USD đến 1.050 USD mỗi tháng. Tuy nhiên, mức lương thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các yếu tố như: kinh nghiệm, ngành nghề, hình thức làm việc
Dưới đây là bảng chi tiết mức lương Mentor theo kinh nghiệm:
Kinh nghiệm | Mức lương trung bình (USD/tháng) |
Dưới 1 năm | 525 |
1-2 năm | 650 |
3-5 năm | 800 |
6-10 năm | 950 |
Trên 10 năm | 1.050 |
So với việc chi trả mức phí cao cho Mentor truyền thống, Askany giúp bạn tiết kiệm chi phí lên đến 70%. Thay vì trả hàng chục triệu đồng để thuê mentor trong 1 tháng, bạn chỉ cần thanh toán khoản phí gặp mentor theo giờ hoặc theo buổi. Đây là hình thức được rất nhiều cá nhân/ doanh nghiệp áp dụng và thành công. Askany chúng tôi cam kết hoàn tiền 100% nếu Mentor không đáp ứng được kỳ vọng hoặc không có đủ chuyên môn như bạn mong muốn.
Tìm mentor ở đâu tiết kiệm chi phí?
Nếu bạn đang cần một mentor, bạn có thể tự mình tìm kiếm trên các diễn đàn về mentoring hoặc liên hệ với những người có uy tín trong lĩnh vực, nhưng điều đó không dễ dàng. Vậy làm sao để liên hệ được với những người này? Làm sao để kiểm chứng được trình độ trước khi thuê họ. Askany sẽ thay thế bạn làm điều này.
Các Mentor trên Askany đều là những người dày dặn kinh nghiệm và đều phải trải qua nhiều vòng phỏng vấn, kiểm duyệt bằng cấp gắt gao mới có thể trở thành chuyên gia của Askany. Bạn có thể tìm kiếm Mentor theo nhu cầu, lọc theo lĩnh vực, kinh nghiệm, mức giá và đọc review từ học viên trước để đưa ra lựa chọn sáng suốt. Quy trình kết nối Mentor trên Askany vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Tải ứng dụng Askany miễn phí và tạo tài khoản.
- Bước 2: Đưa ra mục tiêu và nhu cầu của bạn với Askany.
- Bước 3: Tìm kiếm cho mình mentor phù hợp với định hướng công việc hoặc có kỹ năng giải quyết vấn đề bạn thắc mắc
- Bước 4: Thanh toán khoản phí ưu đãi và bắt đầu hành trình học hỏi cùng Mentor.
Bài viết đã giải thích chi tiết cho bạn khái niệm mentor là gì, so sánh mentor & coacher, đồng thời gợi ý cho bạn bí quyết tìm kiếm mentor uy tín, chất lượng. Nếu bạn là một doanh nghiệp mới startup cần lời khuyên từ các anh/chị đi trước, các chuyên gia top đầu ngành. Hoặc bạn là một cá nhân đang học hỏi, tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Vậy bạn có thể book 1 mentor trên Askany đúng với lĩnh vực bạn cần cố vấn ngay hôm nay.