7 dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì - nhận biết để hỗ trợ con kịp thời
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    7 dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì - nhận biết để hỗ trợ con kịp thời

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì dễ nhận biết nhất là gì? Tuổi dậy thì được xem là một giai đoạn chuyển giao quan trọng, đánh dấu sự thay đổi về thể chất và tâm lý ở con. Đi kèm với những thay đổi tích cực thì ở giai đoạn này cũng có những biến động tiêu cực về cảm xúc, vì vậy, tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì là không hề hiếm gặp. Phụ huynh cần đặc biệt quan tâm để phát hiện và điều trị kịp thời, không nên để bệnh ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con trẻ. Qua bài viết dưới đây, chuyên gia của Askany sẽ cho bạn biết 7 dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì thường thấy, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

    Trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

    Giới thiệu về trầm cảm ở tuổi dậy thì
    Giới thiệu về trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Trong giai đoạn này, những biến đổi về sinh lý, tâm lý và xã hội diễn ra mạnh mẽ khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy khó khăn trong việc thích nghi. Một trong những vấn đề phổ biến mà các bạn trẻ gặp phải chính là trầm cảm ở tuổi dậy thì.

    Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một rối loạn tâm thần thường xuất hiện trong giai đoạn từ 13-18 tuổi. Tình trạng này được biểu hiện qua các triệu chứng như: buồn bã kéo dài, mất hứng thú với các hoạt động yêu thích, cảm thấy vô dụng, tự ti,... Những cảm xúc tiêu cực như vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, quan hệ xã hội và chất lượng cuộc sống của các bạn trẻ.

    Bạn cần thực hiện bài Test trầm cảm trẻ vị thành niên - RADS để tự đánh giá mức độ của bản thân.

    Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Nguyên nhân gây ra trầm cảm ở tuổi dậy thì rất đa dạng

    Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở tuổi dậy thì
    Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Ở độ tuổi này, sự thay đổi hormone mạnh mẽ, đặc biệt là estrogen ở nữ và testosterone ở nam khiến trẻ dễ cảm thấy bất ổn và khó kiểm soát cảm xúc của mình. Hormone thay đổi kết hợp với các áp lực xã hội, như áp lực học tập và sự kỳ vọng của gia đình, có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm ở tuổi dậy thì.

    Ngoài ra, các yếu tố khách quan khác như môi trường sống độc hại, bị bắt nạt, chứng kiến bạo lực gia đình, và các vấn đề tâm lý tiềm ẩn cũng gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm ở trẻ. Một số em có tư duy tiêu cực và thiếu kỹ năng đối phó với stress sẽ dễ mắc bệnh trầm cảm hơn các trẻ em khác.

    Cuối cùng, trầm cảm ở tuổi dậy thì có thể là do yếu tố di truyền. Tức là nếu trong gia đình có người từng bị trầm cảm thì nguy cơ con mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn.

    Dưới đây là một số dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì thường gặp mà bố mẹ nên quan sát và để ý thật kỹ:

    7 dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì
    Dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Trầm cảm ở tuổi dậy thì là một vấn đề ngày càng phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của trẻ. Các dấu hiệu trầm cảm không chỉ đơn thuần là cảm giác buồn chán mà còn bao gồm nhiều biểu hiện khác nhau, có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với những thay đổi tâm lý bình thường ở tuổi dậy thì.

    • Thường xuyên cảm thấy cáu kỉnh, thiếu kiên nhẫn và buồn chán mà không có nguyên nhân rõ ràng.
    • Cảm giác luôn mệt mỏi và rối loạn giấc ngủ
    • Giảm hoặc tăng cân không theo ý muốn
    • Không còn cảm thấy hứng thú với sở thích, hoạt động hay học tập như trước.
    • Thường xuyên cảm thấy buồn vô tận, khó chịu và như thể không được người khác thấu hiểu.
    • Không hoàn thành việc học tập, thành tích giảm sút và cảm thấy mình không có giá trị, không tài giỏi, không có giá trị.
    • Trong trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể xuất hiện ý nghĩ tự làm đau bản thân hoặc suy nghĩ về tự sát và cảm thấy cuộc đời không còn đáng sống.

    Nếu bạn hoặc con em của bạn gặp phải những dấu hiệu này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia như bác sĩ tâm thần hoặc tâm lý gia để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

    Điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì

    Khi phát hiện con bạn có những dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì, cần có những biện pháp khắc phục tình trạng này ngay lập tức để tránh những hậu quả không mong muốn về sau. Điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì thường kết hợp giữa tâm lý trị liệu và dùng thuốc. Cụ thể như sau

    Điều trị tại nhà

    Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi con trẻ mới có những dấu hiệu chớm nở của căn bệnh trầm cảm với tình trạng bệnh nhẹ, bạn hãy

    • Lắng nghe con: Bố mẹ nên tạo một không gian an toàn để con thoải mái để con có thể chia sẻ cảm xúc và câu chuyện của mình. Đồng thời, hãy khuyến khích con thảo luận, trao đổi về những điểm khiến bé bất an
    • Khuyến khích con tập thể dục: Thể thao thường xuyên sẽ giúp con giải tỏa căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Ba mẹ nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể chất như chạy bộ, đi xe đạp hoặc tham gia câu lạc bộ thể thao mà con yêu thích
    • Ăn uống và ngủ một cách khoa học: Ba mẹ nên đảm bảo con có chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Thể chất khỏe mạnh cũng là một yếu tố đảm bảo sức khỏe tinh thần cho con
    • Tìm thêm sở thích và kỹ năng mới: Hãy khuyến khích con phát triển thêm nhiều sở thích và kỹ năng mới. Khi tham gia các hoạt động sáng tạo như vẽ, âm nhạc, nấu ăn, đọc sách,.. có thể giúp con thư giãn và tìm lại niềm vui trong cuộc sống
    • Dạy con tự chăm sóc bản thân: Bạn nên dạy con phát triển các kỹ năng tự chăm sóc bản thân chẳng hạn như: cách quản lý căng thẳng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng biểu đạt cảm xúc,...

    Trị liệu tâm lý

    Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp điều trị tại nhà nói trên nhưng bệnh của trẻ vẫn không thuyên giảm mà ngược lại, còn chuyển biến theo chiều hướng xấu đi thì tốt nhất ba mẹ nên cho con đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần để trị liệu và khắc phục vấn đề này càng sớm càng tốt.

    Hỗ trợ và can thiệp trầm cảm ở tuổi dậy thì cùng chuyên gia trên Askany
    Hỗ trợ và can thiệp trầm cảm ở tuổi dậy thì cùng chuyên gia trên Askany

    Tâm lý trị liệu đang là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc làm giảm các dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì. Bởi vì nó an toàn, không sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều chỉnh hóa chất trong não và không gây ra tác dụng phụ cho con.

    Khi khám online trên ứng dụng Askany, các chuyên gia sẽ tập trung giải quyết vấn đề cốt lõi của bệnh lý và từ đó đề xuất phác đồ trị liệu phù hợp cho từng trẻ, chẳng hạn như:

    • Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp trẻ nhận biết và thay đổi những suy nghĩ tiêu cực, đồng thời phát triển các kỹ năng đối phó với stress.
    • Liệu pháp giữa các cá nhân: Tạo một không gian an toàn để trẻ chia sẻ cảm xúc và học cách xây dựng các mối quan hệ lành mạnh.
    • Liệu pháp gia đình: Góp phần cải thiện giao tiếp và tương tác giữa trẻ và gia đình, tạo ra một môi trường hỗ trợ.

    Có thể bạn quan tâm: Top 11 địa chỉ khám trầm cảm uy tín nhất hiện nay.

    Như vậy, bài viết trên đã cho bạn biết 7 dấu hiệu trầm cảm ở tuổi dậy thì đáng chú ý nhất. Đồng thời cũng cung cấp cho bạn một số phương pháp điều trị tốt nhất cho con. Bạn cũng nên nhớ rằng, gia đình và nhà trường cũng giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tâm lý cho các em. Hãy tạo một môi trường học tập thân thiện, một mái ấm gia đình yêu thương và sẵn sàng chia sẻ với con. Nếu con bạn hoặc người thân có dấu hiệu trầm cảm, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia trên ứng dụng Askany ngay hôm nay.