Cảm thấy bản thân vô dụng: Nguyên nhân và cách vượt qua nỗi ám ảnh
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Cảm thấy bản thân vô dụng: Nguyên nhân và cách vượt qua nỗi ám ảnh

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Cảm thấy bản thân vô dụng là một trạng thái tâm lý mà nhiều người đều có thể trải qua ít nhất một lần trong cuộc đời. Cảm giác này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, do áp lực cuộc sống, do so sánh với người khác, hoặc từ những thất bại trong quá khứ. Vậy làm thế nào để vượt qua cảm giác tiêu cực này và tìm lại niềm tin vào bản thân? Bài viết này Askany sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân và cách giải quyết hiệu quả tình trạng này.

    Nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bản thân vô dụng

    Cảm giác vô dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như cách bạn được nuôi dạy từ nhỏ, những trải nghiệm trong giao tiếp xã hội, hoặc cách bạn diễn giải những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Ngoài ra, các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng có thể là nguồn gốc của cảm giác này. Dưới đây là một số lý do có thể khiến bạn cảm thấy bản thân vô dụng:

    Những tổn thương trong quá khứ có thể khiến bạn cảm thấy bản thân vô dụng
    Những tổn thương trong quá khứ có thể khiến bạn cảm thấy bản thân vô dụng
    • Sang chấn thời thơ ấu: Trẻ em thường dễ bị tổn thương và khi phải chịu đựng sự chỉ trích hoặc bạo hành từ cha mẹ, chúng có thể lớn lên với cảm giác nhỏ bé và nghi ngờ chính bản thân. Những cảm xúc này thường tiếp tục tồn tại ngay cả khi đã trưởng thành. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những tổn thương trong quá khứ có thể làm tăng nguy cơ cảm thấy bản thân vô giá trị.
    • Đổ lỗi cho bản thân khi có biến cố: Những người có xu hướng tự đổ lỗi và gánh vác trách nhiệm khi xảy ra biến cố sẽ dễ mắc phải các triệu chứng trầm cảm, và một trong số các triệu chứng đó là cảm giác vô dụng.
    • Những lời chỉ trích, miệt thị trong quá khứ cũng khiến nhiều người cảm thấy nghi ngờ giá trị của bản thân.
    • Gặp khó khăn khi đối mặt với căng thẳng: Đối diện với áp lực chưa bao giờ là điều dễ dàng. Dù đó là áp lực bất ngờ và dữ dội hay kéo dài và âm ỉ, nó đều có thể tác động đến cách bạn nhìn nhận chính mình. Cảm giác vô dụng thường xuất hiện khi bạn phải trải qua những biến cố lớn như ly hôn, mất việc, hoặc khó khăn tài chính.
    • Dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm lý: Các rối loạn cảm xúc như trầm cảm thường đi kèm với cảm giác tội lỗi, xấu hổ, tuyệt vọng và vô dụng. Những triệu chứng này có thể gây ra sự đau khổ tinh thần lớn và làm cuộc sống hàng ngày trở nên khó khăn hơn.

    Xem thêm: Cười nhiều bị gì? Những căn bệnh tiềm ẩn nếu cười quá nhiều

    Cách vượt qua cảm giác vô dụng

    Nếu bạn đang cảm thấy mất đi giá trị bản thân, hãy thử áp dụng các cách đơn giản dưới đây để giúp cải thiện cảm xúc của mình:

    Hãy đối xử tử tế với chính mình

    Hãy đối xử tử tế với chính mình
    Hãy đối xử tử tế với chính mình

    Nhiều người tự đặt mình dưới áp lực và phê phán chính mình khi cảm thấy mình không có giá trị. Thay vì làm như vậy, bạn hãy học cách đối xử tử tế với bản thân. Việc này có thể khó khăn, nhưng bạn hãy bắt đầu cách tự nhận thức những suy nghĩ tiêu cực và từ đó điều chỉnh chúng theo hướng tích cực hoặc thực tế hơn. Chẳng hạn, khi nghĩ "Tôi sẽ không bao giờ làm được việc này”, hãy thử thay thế bằng "Tôi sẽ cố gắng mỗi ngày, và chắc chắn mình sẽ tiến bộ”.

    Xác định những thời điểm bạn cảm thấy vô dụng

    Cảm giác vô giá trị không phải tự nhiên mà đến. Chúng thường liên quan đến một chuỗi suy nghĩ, hoàn cảnh, hoặc trải nghiệm nhất định. Đôi khi, nó có thể bắt nguồn từ những người xung quanh. Hãy dành thời gian để nhận diện khi nào và tại sao bạn cảm thấy như vậy. Như vậy sẽ giúp bạn nhận ra các yếu tố kích hoạt suy nghĩ tiêu cực, từ đó dễ dàng kiểm soát và đối mặt với chúng một cách hiệu quả hơn.

    Viết một cuốn nhật ký biết ơn

    Hãy viết ra những điều bạn đã đạt được và cảm thấy biết ơn cuộc sống
    Hãy viết ra những điều bạn đã đạt được và cảm thấy biết ơn cuộc sống

    So sánh bản thân với người khác là một trong những nguyên nhân chính gây ra cảm giác tự ti. Thay vì chú trọng vào những gì mình chưa có, hãy tập trung vào những điều bạn đã đạt được và cảm thấy biết ơn cuộc sống. Bạn nên ghi lại những điều này hàng ngày để giúp tâm trí của bạn hướng về những điều tích cực và có giá trị. Cách tiếp cận này không chỉ giúp giảm bớt sự ghen tị mà còn làm tăng cảm giác hài lòng và tự tin.

    Tham gia các hoạt động vì cộng đồng

    Tập trung vào việc giúp đỡ người khác cũng là một liệu pháp hiệu quả khi bạn cảm thấy bản thân vô dụng. Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tham gia vào các hoạt động tình nguyện hay hỗ trợ người khác không chỉ mang lại niềm vui mà còn giúp cải thiện tâm trạng và cảm giác kết nối với cộng đồng. Thông qua việc giúp đỡ người khác, bạn có thể thấy rõ hơn giá trị của bản thân, thấy được sự đóng góp tuyệt vời mà bạn có thể làm cho cuộc sống này.  

    Dành thời gian cho những người thân yêu

    Những người bạn yêu thương có thể trở thành nguồn động viên vô giá trong những thời điểm khó khăn. Bạn nên dành thời gian bên họ và thể hiện sự quan tâm của mình đối với họ. Bằng cách này, bạn sẽ có thể cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm, giúp bạn nhận ra giá trị của bản thân trong cuộc sống cũng như với những người xung quanh.

    Kiên nhẫn trong việc thay đổi cách nhìn nhận bản thân

    Hãy kiên nhẫn trong việc thay đổi cách nhìn nhận bản thân
    Hãy kiên nhẫn trong việc thay đổi cách nhìn nhận bản thân

    Thay đổi cách bạn nhìn nhận về chính mình và thế giới là một hành trình không hề dễ dàng, cần sự kiên nhẫn và nỗ lực. Do đó hãy cho phép bản thân thời gian để thích nghi và đừng ngần ngại nhờ sự giúp đỡ từ người khác khi cần.

    Bạn có thể dùng phương pháp như đặt câu hỏi cho chính mình, chẳng hạn “Liệu mình có thể tìm lại niềm vui và hạnh phúc không?”, sau đó từng bước xác định lại những điều tích cực để giúp bạn vượt qua cảm giác tự ti.

    Khám phá đam mê mới

    Tìm kiếm đam mê có thể giúp bạn phát hiện ra những điều bạn yêu thích và làm tốt, như vậy bạn sẽ cảm nhận được niềm vui, nhận ra giá trị của mình cho xã hội. Bạn có thể thử sức với nhiều sở thích khác nhau, và đọc sách về các lĩnh vực bạn quan tâm.

    Một cách để bắt đầu khám phá sở thích mới là tham gia các khóa học tại các trường đại học cộng đồng. Những khóa học này thường có chi phí hợp lý và cho phép bạn học hỏi nhiều lĩnh vực khác nhau trong một học kỳ, từ đó bạn có thể tìm ra điều gì thực sự thu hút mình. Nếu bạn bận rộn với công việc, hãy chọn các khóa học vào buổi tối hoặc cuối tuần để dễ dàng sắp xếp thời gian.

    Tìm kiếm những đam mê mới có thể khiến bạn vui vẻ hơn
    Tìm kiếm những đam mê mới có thể khiến bạn vui vẻ hơn

    Nếu muốn kết nối với những người cùng sở thích, hãy tìm kiếm các nhóm trên các trang mạng xã hội như Meetup hoặc Facebook. Những cộng đồng này giúp bạn gặp gỡ và trao đổi với những người có chung đam mê, học hỏi từ kinh nghiệm và nhận được lời khuyên quý báu.

    Có thể bạn quan tâm: Chi phí khám tâm lý bao nhiêu? Cập nhật mới nhất 2024

    Hãy tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý

    Nếu những suy nghĩ tiêu cực kéo dài và khiến bạn luôn trong trạng thái lo âu, buồn bã, hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Họ có thể cung cấp cho bạn các công cụ và phương pháp để vượt qua những khó khăn này, giúp bạn cải thiện chất lượng cuộc sống.

    Bằng việc hiểu rõ bản thân, thay đổi suy nghĩ tiêu cực và tìm kiếm sự hỗ trợ, bạn hoàn toàn có thể vượt suy nghĩ cảm thấy bản thân vô dụng. Nếu bạn vẫn bế tắc, đừng ngần ngại tìm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tâm lý. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi trên ứng dụng Askany để được tư vấn miễn phí 15 phút ngay hôm nay.