Nếu không biết cách hóa giải mâu thuẫn vợ chồng thì sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khiến gia đình đổ vỡ. Cuộc sống hôn nhân không phải lúc nào cũng êm đềm, những bất đồng, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Cách bạn đối mặt và xử lý những mâu thuẫn này chính là chìa khóa để duy trì sự bền vững và hạnh phúc trong gia đình. Bài viết này Askany sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến tranh cãi và những bí quyết, giải pháp thực tế để hòa giải mâu thuẫn, hàn gắn mối quan hệ.
Những nguyên nhân gây mâu thuẫn vợ chồng
Hôn nhân không phải lúc nào cũng suôn sẻ như giai đoạn yêu đương. Sau khoảng thời gian hạnh phúc ban đầu, các cặp vợ chồng thường đối mặt với áp lực cuộc sống, dẫn đến mâu thuẫn:
- Tài chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây mâu thuẫn, thậm chí dẫn đến ly hôn. Khác biệt trong thói quen chi tiêu, thu nhập không đồng đều, và nợ nần là những yếu tố chính gây căng thẳng. Một người tiết kiệm, người kia tiêu xài thoải mái, dễ gây tranh cãi.
- Thiếu tôn trọng nhau, tự quyết định mà không bàn bạc với đối phương sẽ dễ dẫn đến xung đột.
- Vợ chồng cần có sự quan tâm, chia sẻ với nhau, nếu thiếu điều này, một trong hai người sẽ cảm thấy cô đơn, nghi ngờ tình cảm của đối phương, dễ dẫn đến mâu thuẫn.
- Ngoại tình không chỉ gây mâu thuẫn mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến ly hôn. Dù tha thứ, mối quan hệ cũng khó hàn gắn như trước.
- Đời sống chăn gối không hòa hợp cũng có thể dẫn đến các mâu thuẫn.
- Sự khác biệt trong quan điểm nuôi dạy con và phân chia công việc nhà cũng là một nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi.
- Một số nguyên nhân khác như ghen tuông, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu, cách xử lý vấn đề khác nhau và kỳ vọng thiếu thực tế về hôn nhân cũng là những nguyên nhân gây mâu thuẫn.
Xem thêm: Mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu: nguyên nhân và cách giải quyết
Các cách hóa giải mâu thuẫn vợ chồng
Giữ bình tĩnh
Khi xung đột giữa hai vợ chồng đạt đến đỉnh điểm, cả hai thường rơi vào trạng thái giận dữ. Đây là lúc mà mọi lời nói đều có nguy cơ gây tổn thương và không còn ý nghĩa. Vì vậy, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, kiềm chế sự tức giận của bản thân để tránh làm tổn thương tình cảm giữa hai vợ chồng.
Nếu có thể, hãy chủ động nhận lỗi, dù bạn có đúng hay sai trong tình huống đó. Việc nhượng bộ và thỏa hiệp sẽ giúp cuộc tranh cãi không kéo dài, giảm thiểu tổn hại đến mối quan hệ. Ai là người làm lành trước không quan trọng, người bạn đời của bạn đáng giá hơn việc ai thắng ai thua trong một cuộc cãi vã.
Không bỏ đi khi đang tranh cãi
Hãy tưởng tượng cảm giác của bạn khi đang bày tỏ quan điểm mà đối phương bỏ đi không thèm lắng nghe. Tương tự như vậy, khi bạn bỏ dở cuộc trò chuyện trong lúc đang cãi nhau, người bạn đời của bạn sẽ cảm thấy bị tổn thương rất nhiều.
Thay vào đó, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách đi loanh quanh để hạ nhiệt, uống một cốc nước để bình tâm. Đây là bí quyết vàng để duy trì hạnh phúc trong hôn nhân.
Chọn lúc thích hợp để nói chuyện
Lựa chọn thời điểm để giải quyết mâu thuẫn là vô cùng quan trọng. Hãy chờ đến khi cả hai đều đã bình tĩnh và bớt giận, vì lúc đó cả hai mới có thể suy nghĩ thấu đáo, lắng nghe và thấu hiểu lẫn nhau.
Nếu đối phương vẫn còn đang bực bội, đừng vội vàng giải thích hay biện minh vì điều này chỉ làm mọi chuyện tồi tệ hơn. Thay vào đó, hãy thể hiện sự quan tâm bằng những hành động nhỏ, như chuẩn bị bữa tối, pha một cốc nước trái cây mà người ấy thích, hoặc nếu có thể, hát một bài hát thể hiện tình cảm chân thành của bạn. Những hành động này sẽ giúp đối phương cảm thấy dễ chịu và bình tĩnh lại.
Nhường nhịn, nhận trách nhiệm
Trong lúc cãi vã, bạn có thể không muốn mình là người yếu thế. Nhưng khi mọi chuyện lắng xuống, bạn sẽ nhận ra rằng ai đúng ai sai không quan trọng bằng việc hai người hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn. Khi cả hai đã bình tĩnh, vấn đề sẽ được giải quyết một cách rõ ràng. Vì vậy, đừng ngần ngại nhận trách nhiệm về mình.
Quan tâm đến nhau, đừng đổ lỗi mù quáng
Sự tha thứ là yếu tố quan trọng giúp duy trì tình cảm trong mối quan hệ. Khi xảy ra tranh cãi, thay vì chỉ trích và lôi ra những lỗi lầm cũ, hãy tập trung vào việc hiểu nhau và giảm bớt việc đổ lỗi.
Nhiều người có thói quen nhắc lại những chuyện cũ, kể cả những điều đã xảy ra từ nhiều năm trước, điều này chỉ làm tình hình thêm căng thẳng. Để giải quyết mâu thuẫn hiệu quả, hãy lùi lại một bước, giảm bớt việc nhắc lại xích mích cũ, và có thái độ tích cực để nhanh chóng hàn gắn mối quan hệ. Thái độ và sự quan tâm lẫn nhau có thể giúp giải quyết vấn đề một cách hòa bình và hiệu quả.
Lắng nghe lẫn nhau
Con người chỉ mất vài năm để học nói, nhưng mất cả đời để học cách lắng nghe. Khi mâu thuẫn xảy ra, chúng ta thường chỉ chú trọng đến việc bảo vệ quan điểm cá nhân mà quên đi rằng đối phương cũng có suy nghĩ và cảm xúc riêng. Hãy cố gắng lắng nghe vì nó giúp cả hai hiểu rõ nhau hơn, từ đó tìm ra giải pháp hợp lý.
Ngoài ra, lắng nghe còn thể hiện sự tôn trọng và xây dựng lòng tin - những yếu tố quan trọng cần có trong một mối quan hệ bền vững.
Giữ cách xưng hô đúng mực
Dù giận đến đâu, bạn vẫn phải giữ cách xưng hô đúng mực. Sự tôn trọng là điều cần thiết trong mọi hoàn cảnh. Đừng vì giận dữ mà dùng lời lẽ thiếu tôn trọng hoặc làm tổn thương đối phương, vì nó sẽ gây ra những vết thương khó lành trong mối quan hệ vợ chồng.
Dù có cãi nhau về vấn đề gì, mọi chuyện đều có thể được giải quyết. Nhưng một khi đã làm tổn thương nhau, đó sẽ là vết thương khó quên và có thể làm rạn nứt mối quan hệ. Hãy duy trì cách xưng hô đúng mực không chỉ trong lúc mâu thuẫn mà cả trong cuộc sống hàng ngày, để trở thành thói quen tốt, giúp mối quan hệ của hai người bền vững hơn.
Thành thật
Sự thành thật trong cuộc sống vợ chồng là rất quan trọng. Đừng giấu giếm đối phương bất cứ điều gì, hãy mở lòng và chia sẻ nhiều hơn. Chỉ có như vậy, cả hai mới thấu hiểu và tìm ra giải pháp hợp lý cho mọi vấn đề. Việc giấu diếm, tránh né sự thật chỉ càng làm đối phương cảm thấy không được tôn trọng, đẩy mâu thuẫn lên cao.
Tìm hiểu thêm: Top 9+ chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình nổi tiếng nhất
Những điều tuyệt đối cần tránh khi vợ chồng cãi nhau
Khi vợ chồng xảy ra tranh cãi, cả hai cần tránh những điều sau:
- Tránh việc nghĩ rằng mình luôn đúng, nó chỉ làm vấn đề trở nên căng thẳng hơn và có thể gây tổn thương đến mối quan hệ của hai người. Sự tự mãn sẽ không giúp giải quyết mâu thuẫn, và đôi khi, sự nhường nhịn và mở lòng lắng nghe đối phương mới là cách tốt nhất để tìm ra giải pháp.
- Tránh đập phá đồ đạc, việc này chỉ làm tình hình thêm căng thẳng và gây thiệt hại vật chất không đáng có.
- Không bỏ đi vì nó có thể làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
- Không nhắc lại những lỗi lầm trong quá khứ vì nó chỉ làm tăng thêm sự căng thẳng và không giúp giải quyết vấn đề hiện tại. Thay vì chỉ trích nhau vì những sai lầm trước đó, hãy tập trung vào việc giải quyết vấn đề hiện tại một cách xây dựng và đồng cảm.
- Không sử dụng bạo lực, gây tổn thương về thể chất và cảm xúc, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ gia đình. Đối xử với nhau bằng sự tôn trọng và văn minh là điều cần thiết để duy trì một môi trường sống lành mạnh.
- Đừng lôi kéo con cái vào cuộc cãi vã, trẻ em không nên trở thành phần trong các cuộc tranh cãi giữa cha mẹ. Mang con cái vào những xung đột của người lớn có thể khiến chúng cảm thấy lo lắng và bị tổn thương.
Trên đây là những cách hóa giải mâu thuẫn vợ chồng, giúp bạn xây dựng một mối gia đình bền vững và hạnh phúc. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc là kết quả của sự nỗ lực từ cả hai phía. Nếu bạn đang gặp rắc rối trong hôn nhân, có nhiều vấn đề vướng mắc không giải quyết được, đừng ngần ngại tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm một chuyên gia tâm lý phù hợp trên ứng dụng Askany để được lắng nghe và hỗ trợ ngay hôm nay.