Bệnh tự kỷ ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị (mới 2025)
Askany
globe

Vi

    BlogTâm lý

    Bệnh tự kỷ ở trẻ em: nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị (mới 2025)

  • blog
    Tác giả tâm lý Kim Nguyễnblog
  • blog

    Bệnh tự kỷ ở trẻ em là một tình trạng phát triển phức tạp, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi thấy con có dấu hiệu chậm nói, khó hòa nhập với bạn bè hoặc thậm chí có những cử chỉ bất thường. Nhưng họ lại không biết đây chính là dấu hiệu của tự kỷ. Để có cái nhìn tổng quan hơn, bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh tự kỷ ở trẻ, từ dấu hiệu nhận biết sớm, nguyên nhân, đến phương pháp điều trị hiệu quả, giúp cha mẹ đồng hành cùng con vượt qua thử thách.

    Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ tư vấn tâm lý online với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lý trên ứng dụng Askany nhé.

    Bệnh tự kỷ ở trẻ là gì?

    Bệnh tự kỷ ở trẻ là một rối loạn phát triển thần kinh phức tạp (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy thái dương, thùy trán, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh), ảnh hưởng đến cách trẻ giao tiếp, học hỏi, hiểu và tương tác với thế giới xung quanh. Bệnh này thường được chẩn đoán trong giai đoạn ấu thơ và có thể kéo dài suốt đời.

    Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ em

    Nguyên nhân gây ra tự kỷ vẫn chưa được làm rõ hoàn toàn, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó là kết quả của sự kết hợp giữa nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố di truyền và môi trường.

    • Yếu tố di truyền, các đột biến gen có thể ảnh hưởng đến phát triển não bộ và gây ra các bất thường thần kinh liên quan đến chứng tự kỷ.
    • Môi trường cũng có thể là một yếu tố cần được xem xét. Tiếp xúc với các chất kích thích như ma túy, rượu bia, thuốc lá trong quá trình mang thai có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ. Các yếu tố môi trường khác như ô nhiễm không khí, chế độ ăn uống không lành mạnh cũng có thể là nguyên nhân tiềm ẩn.
    • Các yếu tố tâm lý xã hội như stress, trầm cảm ở mẹ bầu, mối quan hệ gia đình căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ trẻ bị tự kỷ.
    • Cách nuôi dạy con cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
    Yếu tố di truyền và môi trường là 2 nguyên nhân chính gây bệnh tự kỷ ở trẻ
    Yếu tố di truyền và môi trường là 2 nguyên nhân chính gây bệnh tự kỷ ở trẻ

    Cần nhấn mạnh rằng bệnh tự kỷ ở trẻ em không phải do lỗi của bố mẹ hoặc người chăm sóc. Nguyên nhân của bệnh rất phức tạp và đa dạng và việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh ở mỗi trẻ là rất khó.

    Triệu chứng tự kỷ ở trẻ em

    Cha mẹ thường nhận ra dấu hiệu tự kỷ trong hai năm đầu đời của con. Các biểu hiện này có thể xuất hiện từ từ hoặc sau khi trẻ đã đạt được một số mốc phát triển bình thường nhưng sau đó bị suy giảm.

    Khó khăn trong việc tương tác xã hội

    • Trẻ ít giao tiếp bằng mắt, không biết chỉ tay hoặc sử dụng cử chỉ.
    • Không làm theo hướng dẫn, không chia sẻ đồ chơi, thích chơi một mình.
    • Không quan tâm đến cảm xúc hay thái độ của người khác.
    • Có thể không nhận ra thay đổi trong môi trường hoặc, ngược lại, sợ hãi người lạ và những nơi không quen thuộc.
    • Thường chú ý và gắn bó với đồ vật hơn là con người xung quanh.

    Ngôn ngữ bất thường

    • Nói chậm, nói không rõ, hoặc chỉ bắt chước lời người khác.
    • Thường nói những điều vô nghĩa, hỏi lặp đi lặp lại và khó trả lời cuộc trò chuyện.
    • Giọng nói có thể thiếu biểu cảm, nói quá nhanh, quá to, hoặc không bình thường.
    • Khó khăn trong việc chơi trò chơi giả vờ hoặc tuân theo quy tắc.
    • Chậm nói là lý do phổ biến khiến cha mẹ đưa con đi khám.

    Hành vi và sở thích bị hạn chế

    • Có những hành vi lặp lại như đi kiễng chân, quay vòng, lắc đầu, nhảy nhót, hoặc nhìn chăm chú vào tay.
    • Thích làm mọi thứ theo một trình tự cố định, chẳng hạn như ngồi ở một chỗ quen thuộc, mặc cùng một bộ quần áo.
    • Quan tâm quá mức đến một số đồ vật, màu sắc hoặc hoạt động đơn điệu như xem quảng cáo trong nhiều giờ.
    • Dễ mất bình tĩnh, khóc lóc, thiếu kiểm soát cảm xúc, và phản ứng chậm với nguy hiểm.

    Rối loạn cảm giác

    • Một số trẻ quá nhạy cảm, dễ sợ hãi âm thanh lớn, ánh sáng mạnh hoặc một số mùi nhất định.
    • Có trẻ không dám cắt tóc, không thích người khác chạm vào mình và rất kén chọn thức ăn.
    • Trái lại, trẻ kém nhạy cảm có thể thích chạm vào đồ vật, gây tiếng ồn hoặc nhìn đồ vật phát sáng.

    Khả năng đặc biệt

    • Một số trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ vượt trội, như nhớ số điện thoại, địa điểm, hoặc các bài hát.
    • Trẻ có thể tính nhẩm nhanh, bắt chước chuyển động chính xác, hoặc chơi game thành thạo, dễ bị nhầm lẫn với trẻ thông minh vượt trội.

    Khó khăn khi lớn lên

    • Trẻ thường giao tiếp xã hội kém, khó kết bạn và gặp vấn đề trong học tập, đặc biệt ở các môn xã hội.
    • Các hành vi lặp lại hoặc sở thích hạn hẹp có thể thay đổi theo hoàn cảnh. Một số trẻ rất hiếu động, trong khi những trẻ khác lại nhút nhát.
    Trẻ tự kỷ khó kết bạn và gặp vấn đề trong học tập
    Trẻ tự kỷ khó kết bạn và gặp vấn đề trong học tập

    Việc nhận biết sớm các triệu chứng tự kỷ sẽ giúp cha mẹ có cơ hội can thiệp kịp thời, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ

    Đối tượng nguy cơ mắc tự kỷ

    Các yếu tố nguy cơ:

    • Cha mẹ ít quan tâm hoặc hướng dẫn con cái trong các hoạt động học tập và giao tiếp.
    • Trẻ dành nhiều giờ xem tivi, điện thoại mà không có hoạt động tương tác thực tế.
    • Trẻ ít được chơi đùa hoặc giao lưu với bạn bè đồng trang lứa.

    5 dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ tự kỷ:

    1. Không bập bẹ khi đã 12 tháng tuổi
    2. Chưa biết sử dụng ngón tay để chỉ hoặc ra hiệu khi đã 12 tháng
    3. Chưa nói được từ nào khi 16 tháng tuổi.
    4. Không nói được câu có hai từ khi đã 24 tháng.
    5. Mất kỹ năng hoặc kỹ năng xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.

    Chẩn đoán bệnh tự kỷ ở trẻ như thế nào

    Chẩn đoán lâm sàng

    Trẻ tự kỷ thường có biểu hiện suy giảm ở ba lĩnh vực chính: tương tác xã hội, giao tiếp, và hành vi bất thường. Theo phân loại lâm sàng, tự kỷ được chia thành năm nhóm:

    1. Tự kỷ cổ điển (Kanner): Xuất hiện trước 3 tuổi, trẻ gặp khó khăn rõ rệt trong tương tác xã hội, giao tiếp và có các hành vi bất thường.
    2. Hội chứng Asperger: Khả năng nói và trí tuệ bình thường, nhưng giao tiếp xã hội bất thường. Xuất hiện sau 3 tuổi.
    3. Hội chứng Rett: Chủ yếu ở bé gái, thường khởi phát từ 6-18 tháng tuổi. Trẻ có các triệu chứng như đầu nhỏ, vẹo cột sống, động tác tay lặp đi lặp lại và chậm phát triển trí tuệ nặng.
    4. Rối loạn phân rã thời thơ ấu: Trẻ bị thoái triển kỹ năng trước 10 tuổi.
    5. Tự kỷ không điển hình: Chỉ có bất thường ở một trong ba lĩnh vực kể trên, biểu hiện nhẹ hơn.

    Phân loại theo trí tuệ và ngôn ngữ

    Dựa trên khả năng trí tuệ và ngôn ngữ, trẻ tự kỷ được chia thành:

    • Trẻ có trí thông minh cao, biết nói.
    • Trẻ có trí thông minh cao, không biết nói.
    • Trẻ có trí thông minh thấp, biết nói.
    • Trẻ có trí thông minh thấp, không biết nói.

    Chẩn đoán thông qua xét nghiệm

    Hiện nay, không có xét nghiệm sinh học đặc hiệu để chẩn đoán tự kỷ. Việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào đánh giá tâm lý và sự phát triển của trẻ, bao gồm:

    • Thang sàng lọc M-CHAT: Đánh giá khả năng phát triển của trẻ dưới 6 tuổi.
    • Thang đo triệu chứng tự kỷ CARS: Xác định mức độ tự kỷ thông qua hành vi và cảm xúc.
    • Xét nghiệm tâm lý: Đánh giá trí thông minh ở trẻ lớn.
    Chẩn đoán thông qua xét nghiệm
    Chẩn đoán thông qua xét nghiệm

    Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị rằng tất cả trẻ từ 18-24 tháng tuổi nên được sàng lọc để phát hiện sớm rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Phụ huynh điền vào bảng câu hỏi, sau đó bác sĩ sử dụng các công cụ đánh giá chuyên sâu để xác định nguy cơ mắc tự kỷ.

    Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định trẻ thực hiện các xét nghiệm bổ sung:

    • Xét nghiệm ADN: Xác định yếu tố di truyền.
    • Kiểm tra thị giác và thính giác: Loại trừ các vấn đề khác ảnh hưởng đến giao tiếp.
    • Sàng lọc trị liệu nghề nghiệp: Đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
    • Quan sát chẩn đoán tự kỷ bằng bảng câu hỏi

    Điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ

    Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ:

    Trị liệu ngôn ngữ

    Trị liệu ngôn ngữ giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng giao tiếp, bày tỏ nhu cầu và mong muốn của mình. Phương pháp này đạt hiệu quả cao nhất khi gia đình, thầy cô và bạn bè cùng hỗ trợ, khuyến khích trẻ thực hành giao tiếp tự nhiên trong môi trường hằng ngày.

    Trị liệu hoạt động

    Phương pháp này giúp trẻ cải thiện nhận thức, hành vi tích cực và giảm thiểu hành vi tiêu cực. Kết quả là trẻ có thể tham gia tốt hơn vào các hoạt động hàng ngày và tăng cường khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh.

    Trị liệu qua chơi

    Trị liệu thông qua trò chơi tạo điều kiện cho trẻ phát triển kỹ năng tương tác và tham gia cùng người khác. Cha mẹ và nhà trị liệu sử dụng các trò chơi yêu thích của trẻ để thu hút sự chú ý, từ đó dạy trẻ học hỏi các kỹ năng mới một cách tự nhiên.

    Vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu cải thiện khả năng vận động thô. Trẻ được rèn luyện kỹ năng như đi, ngồi, phối hợp, và giữ thăng bằng. Phương pháp này hiệu quả nhất khi áp dụng sớm và liên tục trong chương trình can thiệp.

    Quan tâm và chăm sóc đặc biệt cho trẻ tự kỷ

    Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự chăm sóc từ gia đình. Cha mẹ không nên cảm thấy tội lỗi hay bỏ mặc con, cũng không để cho con mình bị kỳ thị. Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng, luôn ở bên con và dành thời gian để giáo dục trẻ một cách kiên nhẫn.

    Việc điều trị đòi hỏi quá trình lâu dài, cần sự hợp tác giữa gia đình, giáo viên và các chuyên gia y tế. Đừng chỉ dựa vào thuốc, mà cần kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tối ưu. Đồng thời, cha mẹ nên:

    • Dành thời gian chơi đùa, đọc sách và trò chuyện với trẻ để phát triển kỹ năng giao tiếp và xã hội.
    • Tránh la mắng khi trẻ mắc lỗi, thay vào đó hãy khen ngợi khi trẻ làm tốt để khích lệ tinh thần.
    • Tạo thói quen sinh hoạt ổn định, giúp trẻ cảm thấy an toàn và yêu thương.

    Việc điều trị và chăm sóc trẻ tự kỷ đòi hỏi sự kiên nhẫn, thấu hiểu và đồng hành từ gia đình. Cha mẹ cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ, trao đổi thường xuyên với bác sĩ và chuyên gia tâm lý, đồng thời áp dụng đúng các hướng dẫn trong điều trị và giáo dục trẻ.

    Các liệu pháp hỗ trợ

    Sử dụng liệu pháp oxy hyperbaric để điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ
    Sử dụng liệu pháp oxy hyperbaric để điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ
    • Liệu pháp oxy cao áp: Giúp trẻ hít thở oxy tinh khiết trong môi trường áp suất cao để cải thiện giấc ngủ, giảm đau đầu và điều chỉnh hành vi.
    • Kỹ thuật thư giãn: Sử dụng xoa bóp áp lực sâu hoặc chăn trọng lượng để giảm lo lắng và tăng cảm giác dễ chịu cho trẻ.

    Dinh dưỡng phù hợp

    • Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế thực phẩm chứa chất phụ gia nhân tạo, thay vào đó ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá, trái cây, rau củ tươi, và thực phẩm giàu omega-3.
    • Bổ sung Omega-3: Đây là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển trí não của trẻ, đặc biệt trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi. Omega-3 không chỉ cải thiện khả năng nhận thức mà còn hỗ trợ giảm các triệu chứng tự kỷ.

    Hiểu đúng về bệnh tự kỷ ở trẻ em và có những biện pháp can thiệp phù hợp chính là chìa khóa để giúp con sống hạnh phúc và phát triển toàn diện. Đừng chủ quan và chậm trễ trong việc hỗ trợ con mình. Nếu bạn cần giải đáp hoặc tư vấn chuyên sâu, hãy kết nối ngay với các chuyên gia tâm lý hàng đầu trên Askany. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng bạn,giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của con và đưa ra những giải pháp hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn chuyên sâu 15 phút miễn phí.