Technical SEO là gì? Đó là các kỹ thuật và quy trình tối ưu hóa để giúp công cụ tìm kiếm hiểu và đánh giá website của bạn tốt hơn. Mặc dù website của bạn có thể đẹp và nội dung chất lượng, nhưng nếu các yếu tố kỹ thuật không được chú ý, trang web có thể không được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn toàn diện về Technical SEO, giúp bạn nắm bắt được các yếu tố cần thiết để nâng cao hiệu quả website một cách bền vững
Technical SEO là gì?
Technical SEO là việc tối ưu hóa các yếu tố kỹ thuật trên website để đảm bảo rằng các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hiểu, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang của bạn. Đây là một phần quan trọng trong việc cải thiện thứ hạng trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
Mặc dù Technical SEO bao gồm nhiều khía cạnh, nó chủ yếu tập trung vào:
- Đảm bảo hiệu suất hoạt động của trang web được nhanh chóng và hiệu quả.
- Giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng quét và chỉ mục nội dung của trang web.
Tầm quan trọng của Technical SEO
Technical SEO giúp công cụ tìm kiếm hiểu và đánh giá website của bạn. Nếu website không được tối ưu hóa về mặt kỹ thuật, dù có thiết kế đẹp và nội dung chất lượng, nó vẫn có thể không được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm.
Chính vì vậy, việc thực hiện Technical SEO sẽ giúp website của bạn được thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và hiển thị đúng cách, từ đó cải thiện khả năng xuất hiện trên các trang tìm kiếm và thu hút nhiều người truy cập hơn.
Checklist các yếu tố cần quan tâm trong Technical SEO
Để cải thiện Technical SEO, bạn cần chú ý đến các yếu tố quan trọng sau:
- Khả năng tương thích điện thoại di động: Đảm bảo website hoạt động tốt trên các thiết bị di động.
- Tốc độ tải trang: Website có thời gian tải trang nhanh sẽ làm tăng trải nghiệm người dùng.
- Internal link và External link: Kiểm tra và tối ưu hóa các liên kết nội bộ và liên kết ngoài.
- Schema: Sử dụng lược đồ để giúp công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc nội dung của bạn.
- Duplicate content/Thin content: Tránh nội dung trùng lặp và nội dung mỏng.
- Lỗi thu thập dữ liệu: Khắc phục các lỗi khi công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu từ website.
- Hình ảnh, alt text: Tối ưu hóa hình ảnh và sử dụng văn bản thay thế để công cụ tìm kiếm có thể hiểu nội dung.
- Độ bảo mật web: Đảm bảo website có chứng chỉ SSL để bảo mật dữ liệu.
- Cấu trúc URL: Tạo các URL thân thiện với SEO và người dùng.
- Trang 404: Xử lý lỗi trang không tìm thấy và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt.
- Chuyển hướng 301: Sử dụng chuyển hướng để dẫn người dùng và công cụ tìm kiếm đến đúng trang.
- Thẻ Canonical: Ngăn chặn vấn đề nội dung trùng lặp bằng cách chỉ định phiên bản chính của trang.
- Sitemap XML: Cung cấp bản đồ website cho công cụ tìm kiếm để dễ dàng thu thập dữ liệu.
- Cấu trúc website: Đảm bảo website có cấu trúc hợp lý và dễ điều hướng.
Website của bạn nên đáp ứng các tiêu chuẩn SEO để đảm bảo tính an toàn, tốc độ tải trang nhanh, khả năng thu thập thông tin tốt, và dễ dàng điều hướng. Đồng thời, cần hạn chế nội dung và liên kết trùng lặp. Cấu trúc dữ liệu rõ ràng giúp công cụ tìm kiếm hiểu nội dung trên web của bạn.
Tuy nhiên, cần lưu ý không quá tối ưu hóa để giữ sự tự nhiên và tránh ảnh hưởng tiêu cực đến thứ hạng SEO. Nếu bạn muốn biết nên tối ưu Technical như thế nào cho hiệu quả, hãy liên hệ với chuyên gia SEO tại Askany để tư vấn hướng dẫn, đào tạo SEO uy tín chi tiết từng bước một.
Hướng dẫn tối ưu Technical SEO chi tiết
Sau khi hiểu cơ bản về Technical SEO, hãy cùng xem chi tiết cách tối ưu hóa kỹ thuật SEO cho website của bạn.
Cấu trúc website và Điều hướng
Bước đầu tiên trong việc tối ưu hóa Technical SEO là thiết lập cấu trúc website (Site Structure):
Dùng cấu trúc website dạng Flat, có tổ chức
Cấu trúc website dạng Flat (cấu trúc phẳng) yêu cầu tất cả các trang trên website nên cách nhau một vài liên kết. Cấu trúc này giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng Crawl toàn bộ các trang mà không gặp phải các trang bị “mồ côi” (không có lượt truy cập).
Bạn có thể dùng “Site Audit” của Ahrefs để kiểm tra cấu trúc trang web hoặc Visual Site Mapper để có cái nhìn trực quan về các liên kết giữa các trang. Đảm bảo tất cả các trang đều nằm trong một số ít liên kết từ trang chủ hoặc các trang chính. Như vậy sẽ giúp Google và các công cụ tìm kiếm khác dễ dàng tiếp cận và lập chỉ mục tất cả các trang.
Cấu trúc URL nhất quán
Cấu trúc URL rõ ràng giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu rõ chủ đề của trang. Đảm bảo URL của bạn tuân theo một cấu trúc rõ ràng và nhất quán. Ví dụ, các trang liên quan đến Inbound-Marketing nên có dạng URL như /Inbound-Marketing/ để Google nhận biết tất cả các trang này thuộc danh mục Inbound-Marketing.
Breadcrumbs Navigation
Breadcrumbs Navigation (điều hướng Breadcrumbs) không chỉ giúp cải thiện cấu trúc website mà còn tạo thêm các liên kết nội bộ cho các trang trong danh mục. Nếu website bạn có Breadcrumbs thì sẽ giúp người dùng dễ dàng điều hướng trang và cải thiện trải nghiệm người dùng. Google cũng có thể sử dụng các điều hướng Breadcrumbs trong SERPs, giúp cải thiện khả năng hiển thị của các trang.
Crawl, Render và Index
Các cách giúp bạn Index trang
- Coverage Report: Sử dụng Coverage Report trên Google Search Console để kiểm tra các vấn đề khi Google không thể lập chỉ mục hoặc hiển thị toàn bộ các trang mong muốn. Phân tích báo cáo này giúp bạn biết rõ tình trạng chỉ mục của website.
- Screaming Frog: Sau khi khắc phục các lỗi trong Coverage Report, hãy sử dụng Screaming Frog để thu thập dữ liệu và kiểm tra các vấn đề.
- Ahrefs Site Audit: Ahrefs cung cấp công cụ SEO Site Audit, giúp bạn kiểm tra tổng quan về Technical SEO, tốc độ tải trang, và các vấn đề với thẻ HTML.
Internal Link đến Deep Pages
Các trang sâu (Deep Pages) thường gặp khó khăn trong việc lập chỉ mục nếu không có liên kết nội bộ. Do đó bạn cần đảm bảo cấu trúc website phẳng giúp các trang này chỉ cách vài nhấp chuột từ trang chính. Sử dụng liên kết nội bộ để hỗ trợ việc Index các trang sâu.
Sử dụng XML Sitemap
XML Sitemap vẫn quan trọng cho việc tìm kiếm URL, ngay cả với các thiết bị di động và AMP. Sitemap của website cần phải được cấu hình chính xác (bạn có thể kiểm tra thông qua Google Search Console).
Kiểm tra URL không được lập chỉ mục
Nếu một URL không được lập chỉ mục, sử dụng tính năng “Kiểm tra” của Google Search Console để tìm hiểu nguyên nhân. Bạn cũng có thể xác minh xem Google có thể Crawl và Index tất cả nội dung của trang hay không.
Xử lý Thin Content và Duplicate Content
Để duy trì nội dung độc đáo và chất lượng trên website của bạn, bạn cần xử lý các vấn đề về nội dung mỏng (Thin Content) và trùng lặp (Duplicate Content), cách thực hiện như sau:
- Sử dụng công cụ SEO Audit để tìm lỗi Duplicate Content, như Raven Tools Site Auditor, Copyscape và Ahrefs Site Audit để phát hiện nội dung trùng lặp trên website của bạn.
- Noindex các trang có nội dung không độc đáo bằng cách thêm thẻ Noindex vào các trang đó. Bên cạnh đó bạn cũng có thể dùng file Robots.txt để ngăn chặn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục các trang nhất định.
- Để xử lý các trang có nội dung trùng lặp mà không thể sử dụng thẻ Noindex, bạn có thể dùng Canonical URL. Thẻ này giúp Google hiểu đâu là phiên bản chính và các phiên bản khác chỉ là biến thể.
Tối ưu tốc độ tải trang
Tăng tốc độ tải trang giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và nâng cao thứ hạng trên Google:
- Giảm kích thước trang web bằng cách sử dụng công cụ nén hình ảnh để giảm dung lượng mà không làm giảm chất lượng quá nhiều, sử dụng bộ nhớ cache để lưu trữ dữ liệu tạm thời, giảm thiểu và gộp các tệp CSS để giảm kích thước trang.
- Kiểm tra thời gian tải và CDN: một số CDN không được cấu hình đúng cách có thể gây ra tình trạng tải chậm. Do đó bạn cần kiểm tra bằng công cụ Webpagetest.org để đảm bảo rằng CDN đang hoạt động hiệu quả.
- Loại bỏ script bên thứ ba: Trung bình, mỗi 3rd party script có thể thêm 34 mili giây vào thời gian tải. Để tối ưu hóa tốc độ tải trang, hãy xem xét và loại bỏ các script bên thứ ba không cần thiết.
Các mẹo chuẩn hóa Technical SEO
Triển khai thẻ hreflang cho website quốc tế
Khi quản lý các phiên bản website cho các quốc gia và ngôn ngữ khác nhau, thẻ Hreflang có thể giúp bạn chỉ định phiên bản phù hợp cho từng vùng lãnh thổ. Bạn có thể dùng công cụ tạo Hreflang của Aleyda Solis vì nó khá dễ sử dụng, có thể tạo hreflang tag cho nhiều quốc gia, khu vực và ngôn ngữ.
Thiết lập dữ liệu cấu trúc (structured data)
Các nghiên cứu hiện tại cho thấy không có mối liên hệ trực tiếp giữa dữ liệu cấu trúc và xếp hạng trang đầu tiên trong công cụ tìm kiếm. Mặc dù vậy, bạn vẫn nên sử dụng dữ liệu có cấu trúc vì nó có thể cung cấp các rich snippets nổi bật trong kết quả tìm kiếm, từ đó tăng tỷ lệ nhấp chuột.
Tối ưu cho thiết bị di động
Việc tối ưu hóa website cho thiết bị di động đã trở nên dễ dàng hơn nhờ các cập nhật kỹ thuật SEO mới. Tuy nhiên, ngay cả các trang web đã được thiết kế thân thiện với thiết bị di động đôi khi cũng sẽ gặp sự cố. Do đó bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo không gặp sự cố.
Kiểm tra website để tìm liên kết hỏng
Các liên kết bị hỏng (dead links) trên website có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, nhưng Google thường không coi đó là vấn đề SEO nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu liên kết nội bộ bị hỏng, Googlebot có thể gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin các trang trên website của bạn.
Để kiểm tra và sửa chữa các liên kết bị hỏng, bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra SEO như Semrush hoặc Screaming Frog.
Thẻ noindex và các trang danh mục
Trên nền tảng WordPress, không nên sử dụng các thẻ và danh mục để lập chỉ mục nếu các trang không cung cấp giá trị thực sự hoặc gây ra vấn đề trùng lặp nội dung. Bạn có thể dễ dàng ngăn chặn lập chỉ mục các trang này bằng công cụ Yoast SEO.
Xác thực XML Sitemaps
Với các website lớn, việc theo dõi toàn bộ các trang trong sơ đồ XML có thể mất nhiều thời gian. Thực tế đôi khi còn phát sinh lỗi sitemap ở trạng thái trạng thái 404 và 301. Do đó bạn có thể sử dụng công cụ xác thực sơ đồ trang web XML như Map Broker để kiểm tra tình trạng của các liên kết.
Thông qua bài viết này bạn đã hiểu Technical SEO là gì và làm sao để tối ưu hiệu quả. Việc tối ưu hóa kỹ thuật không chỉ nâng cao trải nghiệm người dùng mà còn gia tăng đáng kể khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì trong quá trình tối ưu Technical, cần hỗ trợ chuyên sâu hơn, hãy liên hệ với các chuyên gia SEO hàng đầu, đang làm việc tại các công ty SEO uy tín thông qua ứng dụng Askany để nhận tư vấn 1:1 cá nhân hóa cho website của bạn.