Hướng dẫn SEO website chi tiết, đơn giản, dễ áp dụng
Askany
globe

Vi

    Hướng dẫn SEO website chi tiết, đơn giản, dễ áp dụng

  • blog
    Chuyên gia SEO Hannie Phạmblog
  • blog

    Hướng dẫn SEO website là từ khóa được tìm kiếm hàng đầu bởi những ai muốn nâng cao thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Bạn là chủ doanh nghiệp nhỏ, người mới bắt đầu làm website, hay đơn giản chỉ muốn tìm hiểu về SEO? Trong bài viết này Askany sẽ giúp bạn biết được những kiến thức cơ bản và chi tiết nhất về SEO, từ đó bạn có thể bạn tự tin tối ưu hóa website của mình và đạt được hiệu quả cao trong marketing online.

    SEO website là gì?

    SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization, chỉ quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Mục tiêu của SEO là cải thiện thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm như Google, nhằm tăng khả năng xuất hiện và thu hút người dùng.

    Kết quả của SEO chính là thứ hạng của website trên các công cụ tìm kiếm. Hãy tưởng tượng Google như một cửa hàng lớn, trong đó website của bạn là một sản phẩm. Công việc SEO giống như việc trưng bày sản phẩm của bạn sao cho nổi bật và dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng. Mục tiêu của SEO là làm cho website của bạn xuất hiện ở vị trí nổi bật nhất trên các trang kết quả tìm kiếm, giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy và tiếp cận với nội dung của bạn.

    cách làm seo cho website
    SEO - Search Engine Optimization

    Hướng dẫn các bước SEO website

    Bước 1: Phân tích thị trường, ngành hàng và đối thủ

    Bước đầu tiên trong quy trình SEO là phân tích ngành hàng và đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ thị trường và xác định chiến lược phù hợp.

    Phân tích ngành hàng: Xác định “điểm tiếp xúc” giữa khách hàng và website của bạn, bao gồm những mối quan tâm của khách hàng và những gì họ tìm kiếm trên Google. Từ đó, xác định được những chủ đề từ khóa mang lại chuyển đổi tốt nhất.

    Chủ đề từ khóa bao gồm:

    • Chủ đề dọc: Các từ khóa liên quan trực tiếp đến nhu cầu của khách hàng (VD: “mosaic bể bơi”, “tranh mosaic”).
    • Chủ đề ngang: Các từ khóa liên quan đến các mối quan tâm khác của khách hàng mục tiêu (VD: “thiết kế hồ bơi”, “thiết kế biệt thự”).

    Phân tích đối thủ: Nghiên cứu top 10 đối thủ trên Google trong ngành của bạn, xem xét nội dung, backlink, hình ảnh, social, và tình trạng web để rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của website.

    Phân tích thị trường, ngành hàng và đối thủ
    Phân tích thị trường, ngành hàng và đối thủ

    Bước 2: Lên bộ từ khóa ngành

    Để tiếp cận người dùng, website của bạn cần xuất hiện ở mọi “điểm chạm” thông qua từ khóa tìm kiếm. Nghiên cứu kỹ lưỡng bộ từ khóa ngành giúp bạn không bỏ sót bất kỳ nhu cầu nào của người dùng.

    Dưới đây là các bước cụ thể giúp bạn tối ưu hóa việc nghiên cứu từ khóa cho chiến lược SEO hiệu quả:

    • Bắt đầu bằng việc xác định chủ đề chính mà bạn muốn nhắm đến. Chủ đề này nên liên quan trực tiếp đến lĩnh vực của bạn và có khả năng thu hút sự quan tâm của đối tượng mục tiêu.
    • Sử dụng công cụ Google Keyword Planner để tìm kiếm và đánh giá các từ khóa liên quan đến chủ đề đã chọn.
    • Để có một danh sách từ khóa chi tiết hơn, hãy dùng Keywordtool.io. Công cụ này sẽ gợi ý thêm nhiều từ khóa phong phú và cụ thể hơn, giúp bạn có cái nhìn toàn diện về những cụm từ mà người dùng thường tìm kiếm.
    • Tạo danh sách từ khóa tổng hợp
    • Nhóm từ khóa thành các nhóm chủ đề lớn

    Bước 3: Cấu trúc website

    Một cấu trúc website chuẩn không chỉ hỗ trợ người dùng và Google hiểu rõ nội dung mà còn giúp quản lý website dễ dàng. Cấu trúc này là cơ sở cho chiến lược nội dung SEO hiệu quả. Ở bước này bạn cần phân chia từ khóa thành các trang đích phù hợp như trang chủ, danh mục lớn/nhỏ, bài viết, trang sản phẩm…

    Bước 4: Xây dựng kế hoạch triển khai SEO chi tiết

    Kế hoạch triển khai SEO bao gồm các công việc như xây dựng website, nội dung, quảng bá, và phân tích dự án để điều chỉnh chiến lược khi cần thiết.

    Các nhóm công việc chính:

    • Xây dựng website: Tối ưu cho cả người dùng và Google.
    • Xây dựng nội dung: Định hướng số lượng nội dung và liên kết nội bộ.
    • Quảng bá nội dung: Chia sẻ qua các kênh như mạng xã hội, báo chí, nhóm.
    • Phân tích dự án: Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch dựa trên dữ liệu.
    lập kế hoạch SEO
    Xây dựng kế hoạch triển khai SEO chi tiết

    Bước 5: Onpage website

    Onpage website giúp tối ưu các yếu tố trên trang như URL, heading, tốc độ tải trang, thân thiện với di động... Điều này cần sự phối hợp giữa SEO leader và coder để xây dựng website chuẩn.

    Bước 6: Xây dựng hệ thống social network

    Thiết lập hệ thống social giúp tăng hiện diện doanh nghiệp trên internet, đồng thời hỗ trợ chia sẻ và quảng bá nội dung website.

    Kế hoạch chi tiết: Lựa chọn nền tảng phù hợp, xác định nội dung chia sẻ, và đồng nhất thông tin doanh nghiệp trên tất cả các mạng xã hội.

    Bước 7: Triển khai Content

    Xây dựng nội dung chuẩn SEO và quảng bá chúng đến khách hàng mục tiêu. Chọn nhóm chủ đề có khả năng lên top cao nhất để triển khai trước.

    • Quy trình viết bài chuẩn SEO:
    • Xác định từ khóa chính và phụ.
    • Chọn concept bài viết phù hợp.
    • Lên dàn ý, viết bài và tối ưu SEO.

    Bước 8: Phân tích dữ liệu website và đánh giá

    Cuối cùng, bạn cần luôn theo dõi và phân tích kết quả triển khai SEO thường xuyên bằng các công cụ hỗ trợ SEO như Google Search Console và Google Analytics, từ đó có các quyết định điều chỉnh chiến lược kịp thời.

    Trên đây Askany đã hướng dẫn SEO website cơ bản, với những kiến thức này, bạn hoàn toàn có thể tự mình bắt đầu tối ưu hóa website. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn hoặc cần sự hỗ trợ chi tiết hơn từng phương pháp SEO cụ thể, hãy liên hệ với chuyên gia SEO trên ứng dụng Askany. Các chuyên gia thực chiến sẽ giúp bạn xây dựng và triển khai chiến lược SEO hiệu quả, giúp website của bạn luôn đứng đầu kết quả tìm kiếm.