Các phương pháp bảo mật website an toàn trước mọi cuộc tấn công
Askany
globe

Vi

    Các phương pháp bảo mật website an toàn trước mọi cuộc tấn công

  • blog
    Chuyên gia SEO Hannie Phạmblog
  • blog

    Bảo mật website tốt chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp ngăn chặn được các cuộc tấn công mạng nguy hiểm. Trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng ngày càng phức tạp, việc đảm bảo an toàn cho website không chỉ giúp tránh thiệt hại về tài sản mà còn bảo vệ uy tín của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết và các giải pháp hiệu quả để tăng cường bảo mật cho website của bạn.

    Bảo mật website là gì?

    Bảo mật website là một nhiệm vụ cần thiết để bảo vệ trang web khỏi các nguy cơ tấn công mạng. Mục tiêu chính của việc bảo mật là đảm bảo thông tin an toàn, bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và ngăn chặn các hành vi xâm nhập hoặc tấn công có thể gây tổn hại cho hệ thống.

    Một hệ thống bảo mật vững chắc giúp website hoạt động hiệu quả và giảm thiểu nguy cơ từ các cuộc tấn công của hacker. Để đạt được điều này, các nhà quản trị cần liên tục xây dựng và duy trì hệ thống bảo mật, đồng thời kiểm tra tình trạng của website định kỳ.

    Bảo mật website
    Bảo mật website để tránh nguy cơ tấn công mạng

    Tại sao cần bảo mật website?

    Theo báo cáo an ninh mạng 6 tháng đầu năm 2024 của Viettel, tại Việt Nam có khoảng 17.000 lỗ hổng bảo mật xuất hiện, số lượng dữ liệu bị tấn công lên đến lên đến 3 Terabyte, ước tính thiệt hại hơn 10 triệu USD.

    Một cuộc tấn công vào lớp bảo mật có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như:

    • Dữ liệu bị đánh cắp, làm rò rỉ thông tin cá nhân của khách hàng cũng như các thông tin quan trọng khác của doanh nghiệp.
    • Hoạt động kinh doanh trên website bị gián đoạn, ảnh hưởng đến doanh thu.
    • Thứ hạng SEO của website giảm sút, từ khóa mất vị trí trên Google, bài viết bị tụt hạng.
    • Doanh nghiệp mất uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh trong mắt khách hàng.
    • Các chiến dịch quảng cáo liên kết với website không thể tiếp tục hoạt động hiệu quả.

    Do đó, việc bảo mật website không chỉ giúp bảo vệ thông tin và duy trì hoạt động trơn tru mà còn giữ vững uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

    lợi ích khi bảo mật cho web
    Bảo mật website để duy trì hoạt động, giữ vững uy tín và hiệu quả kinh doanh

    Cách bảo mật website hiệu quả

    Dưới đây là các phương pháp bảo mật website được chuyên gia khuyến nghị nên thực hiện:

    Bảo mật tài khoản quản trị website

    Bạn có thể thực hiện những cách sau đây để bảo vệ tài khoản quản trị viên:

    • Việc đầu tiên là nâng cấp mật khẩu. Sử dụng mật khẩu mạnh với sự kết hợp của chữ cái, số và ký tự đặc biệt giúp tăng cường bảo mật. Đừng quên thay đổi mật khẩu định kỳ để ngăn chặn các nguy cơ xâm nhập. Askany gợi ý bạn có thể dùng phần mềm Locker Password Manager để quản lý mật khẩu cá nhân dễ dàng.
    • Tiếp theo là hãy giới hạn số lần nhập sai mật khẩu. Nếu có quá nhiều lần thử không đúng, tài khoản sẽ bị khóa tạm thời, giảm thiểu nguy cơ bị tấn công bằng phương pháp dò mật khẩu. Plugin Loginizer là một giải pháp bảo mật cho website Wordpress hiệu quả, cho phép bạn cài đặt và quản lý số lần nhập sai password.
    • Bật tính năng xác thực 2 bước (2FA) giúp bảo vệ tài khoản admin ngay cả khi mật khẩu bị lộ. Bạn có thể tải ứng dụng Authenticator trên Android hoặc iOS để thiết lập xác thực 2 bước và tăng cường bảo mật.
    Cách bảo mật website
    Bật tính năng xác thực 2 bước (2FA)

    Quét và diệt mã độc, virus cho website

    Quét và diệt mã độc là rất quan trọng để bảo vệ website khỏi virus, trojan và phần mềm độc hại. Hãy thường xuyên dùng các công cụ như VirusTotal hoặc CyStack Web Security để kiểm tra mã độc trên website của bạn.

    Bên cạnh đó, bạn cũng cần cẩn trọng với các theme và plugin miễn phí vì chúng có thể chứa mã độc. Nếu không có kiến thức lập trình, Askany khuyên bạn nên trả phí để mua bản quyền và nhận hỗ trợ bảo mật từ nhà cung cấp.

    Sử dụng chứng chỉ bảo mật website HTTPS/SSL

    Giao thức HTTPS/SSL (Secure Sockets Layer) cung cấp một tiêu chuẩn bảo mật cao, đảm bảo dữ liệu giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng được mã hóa. Khi bạn sử dụng giao thức này, kết nối giữa người dùng và trang web được mã hóa, ngăn chặn việc can thiệp từ kẻ xâm nhập và bảo vệ hoạt động đăng nhập của khách hàng.

    Đăng ký bảo mật cho website bằng HTTPS/SSL giúp tăng cường sự tin tưởng từ khách hàng, bảo vệ dữ liệu cá nhân khỏi bị đánh cắp hoặc can thiệp. Hiện nay bạn có thể cài đặt HTTPS miễn phí thông qua Let’s Encrypt.

    chứng chỉ bảo mật website HTTPS/SSL
    Sử dụng chứng chỉ bảo mật website HTTPS/SSL

    Bảo vệ dữ liệu website, thông tin khách hàng

    Việc cho phép người dùng upload file có thể mang lại rủi ro lớn. Nếu cần, hãy chặn quyền truy cập trực tiếp vào các file tải lên và lưu trữ chúng ngoài webroot hoặc trong cơ sở dữ liệu dưới dạng blob.

    Bạn cũng cần cẩn thận với các thông báo lỗi. Giữ các lỗi chi tiết trong nhật ký máy chủ và chỉ cung cấp thông tin lỗi tối thiểu cho người dùng để tránh rò rỉ bí mật máy chủ.

    Dùng tường lửa ứng dụng web (WAF)

    Tường lửa ứng dụng web hoạt động như một lớp bảo mật bổ sung, giúp bảo vệ máy chủ khỏi các cuộc tấn công phổ biến như XSS, SQL injection, và DDOS. Tường lửa này lọc và kiểm tra lưu lượng truy cập, giúp ngăn chặn những dữ liệu độc hại xâm nhập vào trang web.

    Cập nhật phần mềm thường xuyên

    Bạn cần phải đảm bảo mọi nền tảng và ứng dụng trên máy tính luôn được cập nhật phiên bản mới nhất. Các lỗi bảo mật trong phần mềm thường xuyên bị khai thác bởi tin tặc, vì vậy việc duy trì cập nhật giúp bảo vệ trang web khỏi các cuộc tấn công của hacker.

    Sao lưu thông tin tự động

    Bạn cần lưu ý luôn duy trì các bản sao lưu thường xuyên cho website. Trong trường hợp trang web gặp sự cố hoặc dữ liệu bị mất, việc có sẵn bản sao lưu sẽ giúp phục hồi nhanh hơn.

    Dù nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ thường xuyên sao lưu dữ liệu, doanh nghiệp vẫn nên sao lưu các tệp của mình. Bạn có thể dùng dịch vụ cloud như AWS hoặc Azure để sao lưu mã nguồn và cơ sở dữ liệu website.

    Bảo vệ cơ sở dữ liệu

    Các cơ sở dữ liệu và plugin trên trang web cần được quản lý cẩn thận. Để tránh nguy cơ từ tin tặc, bạn cần xóa các tệp và cơ sở dữ liệu lỗi thời thường xuyên. Quản lý cấu trúc tệp hiệu quả sẽ giúp kiểm soát các thay đổi và giảm thiểu nhu cầu khôi phục các tệp đã xóa.

    Phân quyền tài khoản hợp lý

    Đảm bảo phân quyền hợp lý cho mỗi thành viên dựa trên vai trò công việc của họ. Nên sử dụng nhiều tài khoản với quyền hạn cụ thể sẽ an toàn hơn so với việc chỉ sử dụng một tài khoản có tất cả quyền hạn. Bạn cũng đừng quên xóa tài khoản của nhân viên đã nghỉ việc.

    Lỗi thường gặp khi bảo mật website và cách xử lý

    Lỗi bảo mật XSS

    Lỗi bảo mật XSS (Cross-Site Scripting) là một trong những lỗ hổng bảo mật phổ biến nhất, và cũng là một trong những tấn công nguy hiểm nhất. XSS cho phép tin tặc chèn mã độc vào trang web, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho chủ sở hữu trang web.

    Cách bảo mật website phòng tránh lỗi XSS:

    • Kiểm tra và làm sạch dữ liệu đầu vào từ người dùng để loại bỏ các mã độc.
    • Mã hóa các kí tự đặc biệt để ngăn chặn việc chèn mã độc vào HTML, JavaScript, hoặc các thuộc tính của HTML.
    Lỗi thường gặp khi bảo mật website
    Lỗi thường gặp khi bảo mật website và cách xử lý

    Lỗi Security Misconfiguration

    Lỗi Security Misconfiguration (cấu hình bảo mật sai) thường xảy ra khi máy chủ hoặc ứng dụng web không được cấu hình đúng cách, khiến trang web dễ bị tấn công. Để khắc phục lỗi này, doanh nghiệp cần thiết lập một quy trình kiểm tra và đánh giá bảo mật định kỳ để phát hiện và khắc phục các lỗi cấu hình sai.

    Lỗi chèn mã độc

    Mã độc là các phần mềm độc hại được cài đặt bí mật vào hệ thống mạng nhằm thực hiện các hành vi phá hoại.

    Cách khắc phục khi gặp lỗi chèn mã độc:

    • Bạn có thể dùng phần mềm diệt virus giúp phát hiện và loại bỏ các mã độc.
    • Kiểm tra và cập nhật mã nguồn của trang web để đảm bảo không có mã độc.
    • Cập nhật mật khẩu của các tài khoản và hệ thống để tăng cường bảo mật.

    Lỗi Broken Authentication

    Lỗi Broken Authentication (xác thực bị hỏng) xảy ra khi các chức năng xác thực của ứng dụng không được triển khai đúng cách, cho phép hacker xâm phạm và đánh cắp mật khẩu hoặc ID của người dùng.

    Cách khắc phục lỗi xác thực bị hỏng:

    • Triển khai xác thực đa yếu tố (MFA) để tăng cường việc xác minh danh tính người dùng.
    • Yêu cầu người dùng phải tạo mật khẩu mạnh.
    • Giới hạn số lần đăng nhập không thành công (thường là 3 hoặc 5 lần) để ngăn chặn các cuộc tấn công dò mật khẩu.

    Bảo mật website là cực kỳ quan trọng không thể bỏ qua. Bằng việc áp dụng các hướng dẫn bảo mật website được đề cập ở trên, bạn có thể chủ động bảo vệ website của mình trước những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, để đảm bảo website luôn được bảo vệ an toàn tuyệt đối, hãy liên hệ với chuyên gia SEO trên ứng dụng Askany. Họ sẽ hướng dẫn cụ thể các phương pháp bảo mật để ngăn chặn các cuộc tấn công, bảo vệ dữ liệu và cải thiện uy tín website của bạn trên công cụ tìm kiếm.